CẨM NANG HAY DU LỊCH BẮC NINH
Du lịch Bắc Ninh từ A đến Z
Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ. Bắc Ninh cách Hà Nội khoảng 31km nên có nhiều thuận lợi trong việc phát triển kinh tế và văn hoá. Địa hình chủ yếu là đồng bằng, có nhiều địa danh đẹp đã nổi tiếng trong thơ ca: sông Cầu, núi Thiên Thai... Không chỉ quyến luyến du khách với những làn điệu dân ca quan họ mượt mà, Bắc Ninh còn níu chân mọi người với các lễ hội gần như rải đều trong năm.
Du lịch Bắc Ninh vào thời gian nào ?
Có thể đến Bắc Ninh vào bất kỳ tháng nào trong năm. Đặc biệt nếu thích tham gia hàng chục lễ hội nổi tiếng của vùng đất này, du khách nên đến vào các tháng 1, 2, 4, 9, 10. Những du khách không thích ồn ào, náo nhiệt, có thể chọn các tháng còn lại.
PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN
Bắc Ninh cách Hà Nội không xa nên điểm xuất phát đầu tiên sẽ bắt đầu từ Hà Nội. Khách du lịch tại những tỉnh, thành miền Bắc có thể dùng ô tô, xe khách để di chuyển ra Hà Nội vằ bắt đấu đến Bắc Ninh. Những khách du lịch miền Nam và miền Trung có thể ra Hà Nội bằng máy bay và bắt xe buýt ra Bắc Ninh.
Nếu dùng xe máy cá nhân thì du khách chú ý vấn đề an toàn, tốc độ và lựa chọn trang phục phù hợp sao cho đi lại dễ dàng và tránh nắng hiệu quả.
LƯU TRÚ KHI DU LỊCH BẮC NINH
- Khách sạn Hoa Viên Bắc Ninh
Địa chỉ: Ngô Tất Tố, Bac Ninh, Bắc Ninh
Điện thoại: 0167 766 4444
- Khách sạn Hoàng Gia Bắc Ninh
Địa chỉ: Đường Nguyễn Văn Cừ, Phường Võ Cường - TP.Bắc Ninh, Bắc Ninh
Điện thoại: 0241 3692 888
- Khách sạn Phượng Hoàng 3
Địa chỉ: 17 Hai Bà Trưng - Phường Suối Hoa - Tp.Bắc Ninh
Điện thoại: 098 653 39 76
- Khách sạn World
Địa chỉ: Lý Thái Tổ, Ninh Xá, Bắc Ninh
Điện thoại: 097 956 62 46
- Khách sạn Mường Thanh Bắc Ninh
Địa chỉ: 395 Ngô Gia Tự, Tiền An, tp. Bắc Ninh, Bắc Ninh
Điện thoại: 097 865 52 13
- Khách sạn Thanh Thanh
Địa chỉ: 39 Ngô Gia Tự, Vũ Ninh, Bắc Ninh
Điện thoại: 0241 3821 165
- Khách sạn Gia Bảo
Địa chỉ: Lý Thánh Tông, Khu đô thị Đồng Nguyên, Đông Ngàn, tx. Từ Sơn, Bắc Ninh
Điện thoại: 090 774 58 88
- Khách sạn Dream
Địa chỉ: Đường Võ Cường 11, Khu dãn dân Hòa Đình, Võ Cường, tp. Bắc Ninh, Bắc Ninh
Điện thoại: 0241 6285 555
- Khách sạn Phượng Hoàng
Địa chỉ: Đồi Pháo Thủ, Khu 6, Phường Đáp Cầu, Hoàng Quốc Việt, Đáp Cầu, tp. Bắc Ninh, Bắc Ninh
Điện thoại: 0241 3871 868
ĐIỂM ĐẾN KHÔNG THỂ BỎ QUA KHI DU LỊCH BẮC NINH
Đình làng Đình Bảng
Đình làng Đình Bảng được xây dựng vào cuối thế kỷ 18. Đình thờ các vị thành hoàng gồm Cao Sơn Đại vương (thần Núi), Thủy Bá Đại vương (thần Nước) và Bách Lệ Đại vương (thần Đất) cùng sáu vị có công lập lại làng vào thế kỷ 15.
Đền Đô
Làng Đình Bảng còn có một di tích khác đó là Đền Đô - Một ngôi đền cổ lâu đời, được xây dựng từ thời Lý Công Uẩn, đến nay đa số các hạng mục công trình đã được khôi phục và xây mới lại. Đây là nơi thờ tám vị vua nhà Lý, có thể nói đây chính là nơi hội tụ của những con mang họ Lý.
Lễ hội Đền Đô được tổ chức vào ngày 15 tháng 3 âm lịch thường niên, vào đúng ngày vua Lý Công Uẩn đăng quang (15- 3 năm canh Tuất, 1010). Lễ hội đền Đô là một lễ hội truyền thống có từ lâu đời, là nơi để những người con Đất Việt hướng về nguồn cội, tưởng nhớ những vị vua họ Lý anh minh, đã có công xây dựng đất nước Việt.
Hội Lim
Hội Lim là một sinh hoạt văn hoá nghệ thuật đặc sắc của nền văn hoá truyền thống lâu đời ở xứ Bắc và dân ca Quan họ trở thành tài sản văn hoá chung của dân tộc Việt, tiêu biểu cho loại hình dân ca trữ tình Bắc Bộ.
Hội Lim được tổ chức hàng năm từ ngày 13 đến 15 tháng giêng âm lịch hằng năm. Địa điểm chính nằm trên một quả đồi ở thị trấn Lim.Hội Lim được chia làm 2 phần là phần “lễ” và phần ”hội”.Phần lễ diễn ra Từ ngày 12 đến 15 tháng Giêng, các làng thuộc xã Nội Duệ, Liên Bão, thị trấn Lim, mở cửa đình, đền, chùa tế lễ dâng hương theo nghi thức truyền thống. Sáng ngày 13 tháng Giêng, 4 làng thuộc xã Nội Duệ tập trung tại đình thôn Đình Cả, tổ chức đoàn rước về lăng Quận công Nguyễn Đình Diễn trên đồi Lim, sau đó dâng hương tại chùa Hồng Ân và các đình, đền, chùa khác ở Nội Duệ và thị trấn Lim. Phần tổ chức rước kiệu diễn ra khá hoành tráng và độc đáo, nếu đi Hội Lim du khách nên tham gia cùng đoàn rước, diễn ra vào sáng sớm ngày 13. Phần Hội diễn ra tại đồi Lim, có nhiều hoạt động vui chơi truyền thống như: trò đánh đu, bịt mắt bắt dê, đập niêu,hát dân ca Quan Họ v.v.v
Làng tranh Đông Hồ
Làng tranh Đông Hồ là làng nghề nổi tiếng về tranh dân gian, thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội khoảng 35 km. Làng Đông Hồ (đôi khi dân địa phương chỉ gọi là làng Hồ) nằm trên bờ nam sông Đuống, cạnh bến đò Hồ, nay là cầu Hồ.
Tranh Đông Hồ là một dòng tranh dân gian Việt Nam , xuất xứ từ làng Đông Hồ (xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Trước kia tranh được bán ra chủ yếu phục vụ cho dịp Tết Nguyên Đán, người dân nông thôn mua tranh về dán trên tường, hết năm lại lột bỏ, dùng tranh mới. Đến với làng tranh Đông Hồ du khách sẽ được tìm hiểu về quy trình sản xuất tranh, Tiếc là hiện nay chỉ còn lại 2 nhà còn lưu giữ và sản xuất tranh. Các hộ gia đình còn lại thường làm Vàng Mã, xuất đi các tỉnh thành ở miền Bắc.
Làng gốm Phù Lãng
Làng Phù Lãng nằm ở phía đông huyện Quế Võ, cách huyện lỵ khoảng 10 km và cách sông Lục Đầu khoảng 4 km. Phù Lãng nằm bên bờ sông Cầu và có nhiều bến đò ngang luôn tấp nập chở khách qua lại. Phù Lãng còn có nhiều ngọn núi đẹp, tạo nên cảnh sơn thuỷ hữu tình ít có trên đất Bắc Ninh.Sản phẩm chính của nghề gốm Phù Lãng là vật dụng gia đình như chum vại, chậu nồi, ấm đất, chậu sành, tiểu sảnh.
Tới Phù Lãng du khách đừng ngại đi lòng vòng vào các làng, bởi trong làng du khách mới có thể tận mắt nhìn thấy những lò Gốm và tìm hiểu cách làm Gốm ở đây. Nếu du khách thích nhiếp ảnh thì sẽ có khá nhiều góc máy để sáng tác.
Chùa Dâu
Bạn đừng quên ghé thăm Chùa Dâu, là ngôi chùa đầu tiên của nước ta được khởi dựng từ TK III. Kiến trúc của chùa Dâu ngày nay được dựng dưới thời Trần năm 1313 và trùng tu nhiều lần qua các thế kỷ tiếp theo. Vua Trần Anh Tông đã sai Trạng Nguyên Mạc Đĩnh Chi về kiến thiết lại chùa Dâu thành chùa trăm gian, tháp chín tầng, cầu chín nhịp. Bao quanh tòa điện chính hình chữ công là những dãy nhà ngang, nhà dọc vây kín theo kiểu nội công ngoại quốc.
Chùa Bút Tháp
Chùa Bút Tháp nằm ở bên đê hữu ngạn sông Đuống, thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Ngoài ra, nhân dân trong vùng còn gọi là chùa Nhạn Tháp.
Chùa Phật Tích
Chùa Phật Tích (Phật Tích tự) còn gọi là chùa Vạn Phúc (Vạn Phúc tự) là một ngôi chùa nằm ở sườn phía Nam núi Phật Tích (còn gọi núi Lạn Kha, non Tiên), xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Trong chùa có tượng đức Phật bằng đá thời nhà Lý lớn nhất Việt Nam.
Làng Diềm
Làng Diềm là tên gọi nôm của thôn Viêm Xá - một ngôi làng cổ, nơi có đền thờ Đức Vua Bà - Thuỷ tổ Quan họ.
Đền bà Chúa Kho
Đền Bà Chúa Kho nằm trên lưng chừng ngọn núi Kho, tại khu Cổ Mễ, Phường Vũ Ninh, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Đây không chỉ là khu di tích lịch sử có giá trị nằm trong quần thể di tích của khu Cô Mễ (gồm: Đình - Chùa - Đền) mà còn là nơi hàng năm nhân dân khắp cả nước hành hương mang tính tín ngưỡng. Ngay sau đền thờ Bà Chúa vẫn còn một đường hầm có kết cấu hình mái vòm nằm lùi sâu trong chân núi, chỗ cao nhất của đường hầm là gần 2m, đào xuyên qua lòng núi Kho để đi ra phía sông Cầu(sông Như Nguyệt).
ẨM THỰC KHI DU LỊCH BẮC NINH
Thịt chuột Đình Bảng
Theo người trong làng, Đình Bảng săn chuột không phải để kiếm sống như nhiều nơi khác nó xuất phát từ việc giúp mùa màng bội thu, người dân bắt chuột đồng để ăn quanh năm nhưng chủ yếu họ đi săn vào vụ gặt bởi thời gian này chuột sinh sản nhiều và thịt béo.
Thịt chuột đồng có màu trắng và thơm ngon như thịt gà, được sử dụng như một nguyên liệu chính, kết hợp với các phụ gia để chế biến nhiều món ăn từ đơn giản đến cầu kỳ. Trong đó, phổ biến nhất là thịt luộc ép lá chanh.
Nem làng Bùi
Nem Bùi được khai sinh ở làng Bùi Xá, xã Ninh Xá, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Nghề làm nem ở đây đã có hàng trăm năm, đời này kế tiếp đời kia phát triển và gìn giữ nghề cha ông để lại.Trải qua bao thăng trầm, vài năm trở lại đây nem Bùi dần có mặt trên thị trường và trở thành món ẩm thực ngon, rẻ, đồng thời là món quà trao tay ý nghĩa cho du khách bè, người thân sau mỗi dịp ghé qua Bắc Ninh.
Gà Hồ
Người dân nơi đây không nhớ rõ gà Hồ có từ bao giờ, nhưng tên tuổi của nó gắn với dòng tranh Đông Hồ thì không ai phủ nhận vì đây là giống gà đẹp mã, thịt thơm ngon nên giống gà này chỉ có được vào dịp tết đến xuân về.
Bánh tẻ làng Chờ
Ai từng ăn bánh răng bừa (hay còn gọi là bánh tẻ), một thứ quà quê nổi tiếng của thị trấn Chờ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh sẽ không thể nào quên được vị ngọt từ thịt, mùi thơm của hành, cái giòn của mộc nhĩ và sự dẻo thơm của bột bánh.
Bánh tẻ ăn lúc còn nóng vừa có độ giòn lại vừa có vị đậm, vị béo của nhân, nồng nàn của mùi lá, không thể lẫn vào thứ bánh tẻ nào khác được. Bánh khi ăn chấm với tương ớt hoặc nước mắm ớt, tùy sở thích của từng người.
Bánh khúc làng Diềm
Trong bánh, ngoài xôi, lớp nếp óng dẻo bọc lấy lớp nhân đậu xanh bên trong, không phải là bánh, chẳng hẳn là xôi. Đó chính là bánh khúc - đặc sản làng Diềm, ven hữu ngạn sông Cầu, thuộc xã Hòa Long, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
Sở dĩ có tên bánh khúc là vì nguyên liệu chính để làm bánh là rau khúc. Rau khúc có hai loại: khúc tẻ và khúc nếp, khi làm bánh, người ta thường chọn lá khúc nếp, bởi lá khúc nếp thơm ngon hơn nhiều.
Bánh phu thê Đình Bảng
Được gói bằng những tấm lá dong giản dị, rồi luộc lên, bánh phu thê không khoe mùi tỏa hương như bánh rán, bánh khúc; chỉ tới khi bóc bánh đặt lên đĩa sứ người ta mới thật sự ngỡ ngàng. Dưới lớp vỏ bánh sắc vàng trong suốt rắc lấm tấm những hạt vừng đen, nhân bánh hiện ra. Ngoài đỗ xanh đãi sạch vỏ đã được hấp chín đánh tơi, người ta còn cho thêm đường trắng, cùi dừa, hạt sen và các hương ngũ vị.
Tương Đình Tổ
Trên khắp cả nước có rất nhiều loại tương gắn liền với địa danh nổi tiếng như Tương Bần (Hưng Yên), Cự Đà (Hà Tây cũ), tương Nam Đàn (Nghệ An)…tuy nhiên, loại tương đặc biệt nhất phải kể đến tương Đình Tổ (Thuận Thành, Bắc Ninh).
Tương Đình Tổ khác với các tương khác bởi lẽ nguyên liệu chính là ngô ngoài ra còn có đỗ tương và gạo nếp cái hoa vàng, tất cả đều được ủ và lên men tự nhiên không dùng bất kỳ một loại hoá chất hay men phụ trợ nào.
Cháo thái Đình Tổ
Cháo thái có cách nấu không quá cầu kỳ, gạo được xay nhuyễn rồi trộn với nước vo thành một cục to, nước dùng để nấu cháo thường là nước ninh thịt gà hoặc thịt lợn, khi nồi nước dùng đang sôi trên bếp thì dùng dao thái cục bột thành lát mỏng cho rơi xuống nồi. Khi cháo chín, cho hành hoa, hạt tiêu, mắm, muối vừa ăn,thịt gà, thịt lợn nhừ có trong cháo cùng tất cả gia vị được quyện chung vào nhau tạo nên nồi cháo thái vừa lạ vừa ngon miệng.
ahaytravel.com