CẨM NANG HAY DU LỊCH HÀ GIANG
Du lịch Hà Giang từ A đến Z
Du lịch Hà Giang mang đến nhiều trải nghiệm thú vị. Hà Giang không chỉ đẹp bởi phong cảnh hùng vĩ, những con đường uốn lượn quanh co dài bất tận, mà nó còn đẹp bởi Sắc Hoa và Tình Người.
Du lịch Hà Giang vào thời gian nào ?
Du khách có thể đi du lịch Hà Giang vào bất kể mùa nào trong năm, bởi chỉ những con đường chạy trong núi đá Cao Nguyên cũng đã đủ hấp dẫn du khách đến thăm rồi.
Một số thời điểm đẹp trong năm : Tháng 1 với hoa đào, hoa mận, hoa cải vàng, tháng 4 với chợ tình khâu vai, tháng 5 với mùa nước đổ ải, tháng 9 – 10 với mùa lúa chin, tháng 11 thời gian Hoa Tam Giác Mạch nở đẹp, từ tháng 11 – 12 là thời điểm của Hoa Cải, trên địa bàn huyện Mèo Vạc, thuộc Cao nguyên đá Đồng Văn, nhiều địa điểm có tuyết rơi trắng trời. Mùa Xuân là những bông hoa Mận trắng xóa.
PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN
Xe khách
+ Từ Hà Nội du khách đi xe khách đêm Hà Nội đi Hà Giang xuất phát từ bến xe Mỹ Đình.
+ Từ Sài Gòn cần đi máy bay ra Hà Nội để bắt xe khách khoảng 2 tiếng là tới. Các điểm đón xe thường cách sân bay Nội Bài khoảng 1km chỗ QL2 – Hà Nội đi Hà Giang.
Khi tới Hà Giang du khách bắt xe khách hoặc thuê xe máy để di chuyển tới các địa điểm tham quan.
Phương tiện di chuyển tại Hà Giang
Thuê xe máy ngay tại khách sạn, với mức giá khá hợp lý.
LƯU TRÚ KHI DU LỊCH HÀ GIANG
- Khách sạn Kiến Vàng
Địa chỉ: Số 04 Đường Yết Kiếu, Tổ 5 phường Nguyễn Trãi, Hà giang, Hà Giang
Điện thoại: 091 327 12 72
- Khách sạn Cao Nguyên
Địa chỉ: 297 Nguyễn Thái Học, Trần Phú, tp. Hà Giang, Hà Giang
Điện thoại: 0219 3866 966
- Khách sạn Lâm Tùng
Địa chỉ: Đường Phố Cổ kéo dài, thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang
Điện thoại: 0219 3856 789
- Khách sạn Hoa Cương
Địa chỉ: Đồng Văn, Hà Giang
Điện thoại: 0219 3856 868
- Khách sạn Thảo Nguyên
Địa chỉ: tt. Yên Minh, Yên Minh, Hà Giang
Điện thoại: 0219 3852 297
- Khách sạn Đá Vàng
Địa chỉ: Nguyễn Thái Học, Minh Khai, Hà Giang
Điện thoại: 0127 847 1588
- Khách sạn Hương Trà 1
Địa chỉ: 525 Nguyễn Trãi, Hà Giang
Điện thoại: 098 566 38 14
- Khách sạn 567
Địa chỉ: 140 QL4C, tt. Tam Sơn, Quản Bạ, Hà Giang
Điện thoại: 0219 3846 129
- Khách sạn Khải Hoàn
Địa chỉ: Số 06, đường 3/2, thị trấn Đồng Văn, H. Đồng Văn, Tỉnh Hà Giang, QL4C, tt. Đồng Văn, Đồng Văn, Hà Giang
Điện thoại: 098 254 94 73
- Khách sạn Tam Giác Mạch
Địa chỉ: QL4C, tt. Đồng Văn, Đồng Văn, Hà Giang
Điện thoại: 0219 6555 222
ĐIỂM ĐẾN KHÔNG THỂ BỎ QUA KHI DU LỊCH HÀ GIANG
Cột cờ Lũng Cú
Được xem là “nơi bắt đầu nét vẽ đầu tiên cửa bản đồ Tổ quốc” mà bất kì người dân Việt Nam nào cũng mong muốn được chinh phục. Để tới cột cờ Lũng Cú cần vượt qua quãng đường 1,5 km, 389 bậc thang và leo 140 bậc thang xoắn ốc du khách sẽ đặt chân được lên đỉnh cột cờ. Nơi có lá cờ đỏ sao vàng tổ quốc phấp phới bay trong gió, như tượng trưng cho sức mạnh của dân tộc.
Phố cổ Đồng Văn
Là nét kinh kì giữa cao nguyên đá đồ sộ của Hà Giang. Thị trấn Đồng Văn nằm giữa thung lũng với bốn bề xung quanh là núi đá bao bọc. Phố cổ Đồng Văn được hình thành từ thế kỉ 20 với vài ba ngôi nhà của người Tày và người Mông sinh sống, về sau có thêm những cư dân ở nơi khác tới, hiện nay có khoảng 40 nóc nhà sinh sống ở khu phố cổ này.
Phố cổ Đồng Văn mang đậm kiến trúc của người Hoa đó là những ngôi nhà hai tầng lợp ngói âm dương cùng với những chiếc đèn lồng đỏ treo cao. Toàn bộ bức tranh về khu phố cổ được thể hiện bằng nhiều màu, nhiều cung bậc thời gian trong cùng một ngày, đó là sự pha trộn giữa hai tông màu vàng rực của nắng và màu xám của những ngôi nhà cổ. Với không gian yên tĩnh trong sương sớm cùng với trang phục rực rỡ của người Mông, Tày, Nùng, Hoa, Ráy…
Dinh họ Vương
Được xem là viên ngọc xanh giữa lòng cao nguyên đá được xây dựng của vua Mèo. Dinh thự xinh đẹp hình chữ Vương được bao quanh bởi hàng cây sa mộc, vẫn được bảo tồn một cách nguyên vẹn sau bao thăng trầm lịch sử, mưa gió dập vùi, mang theo nó là một câu chuyện lịch sử vô cùng hấp dẫn.
Dinh thự họ Vương được khởi công năm 1019 và hoàn thành 10 năm sau đó với tổng kinh phí lên đến 150.000 đồng bạc trắng (tương đương 150 tỷ đồng Việt Nam bây giờ). Mỏm đồi hình mai rùa quý hiếm cùng những dãy sa mộc vươn cao mạnh mẽ đã mọc lên một ngôi nhà hình chữ “Vương” sừng sững như in dấu giữa trời xanh.
Cao nguyên đá Đồng Văn
là một cao nguyên đá trải rộng trên bốn huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc của tỉnh Hà Giang, Việt Nam. Ngày 3 tháng 10 năm 2010, hồ sơ "Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn" đã được Hội đồng tư vấn Mạng lưới Công viên Địa chất Toàn cầu (GGN) của UNESCO chính thức công nhận là Công viên địa chất toàn cầu. Đây hiện là danh hiệu duy nhất ở Việt Nam và thứ hai ở Đông Nam Á.
Khu bảo tồn thiên nhiên – vườn quốc gia Du Già
Vườn quốc gia Du Già trên cao nguyên đá Đồng Văn Hà Giang được thành lập trên cơ sở sáp nhập Khu bảo tồn thiên nhiên Du Già và Khu bảo tồn loài và sinh cảnh voọc mũi hếch Khau Ca trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Và đây là vườn quốc gia thứ 31 được thành lập ở Việt Nam mang tính bảo tồn và gìn giữ hệ sinh thái rừng và các động vật quý hiếm.
Vườn quốc gia Du Già với các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm như Thông đỏ bắc, trai lì, sưa bắc, voọc mũi hếch và sơn dương nâu đồng thời khai thác thế mạnh của cảnh quan thiên nhiên Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn góp phần phát triển du lịch sinh thái Hà Giang.
Đèo đỉnh Mã Pí Lèng
Đèo Mã Pí Lèng (còn có âm đọc là Mã Pì Lèng, Mã Pỉ Lèng, Mả Pì Lèng) thuộc tỉnh Hà Giang là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20 km vượt đỉnh Mã Pí Lèng, một đỉnh núi có độ cao khoảng 1.200m thuộc Cao nguyên Đồng Văn, nằm trên con đường mang tên Đường Hạnh Phúc nối liền thành phố Hà Giang, Đồng Văn và thị trấn Mèo Vạc. Con đường dài khoảng 20 km này được hàng vạn thanh niên xung phong thuộc 16 dân tộc của 8 tỉnh miền Bắc Việt Nam làm trong 6 năm (1959-1965).
Núi đôi Quản Bạ
Núi Đôi gắn với nhiều câu chuyện truyền thuyết được đồng bào các dân tộc nơi đây lưu truyền từ đời này sang đời khác. Truyện kể rằng xưa kia, ở vùng đất này có một chàng trai người H’mông tuấn tú, có tài thổi đàn môi. Tiếng đàn môi của chàng réo rắt đã níu giữ trái tim của một nàng tiên trên thượng giới tên là Hoa Đào. Phải lòng chàng nên nàng tìm cách ở lại vùng đất này. Họ nên vợ nên chồng và sinh được một bé trai kháu khỉnh.
Ngọc Hoàng phát hiện ra chuyện Hoa Đào bỏ trốn xuống trần gian đã vô cùng giận dữ, sai người đi bắt nàng về. Thương chồng một mình nuôi con vất vả, thương con thơ thiếu bầu sữa mẹ, nàng đã bỏ lại đôi nhũ hoa của mình dưới hạ giới cho con bú. Đôi nhũ căng tròn nuôi con nàng ngày càng khôn lớn, sau này đã biến thành hai quả núi dáng hình như bầu vú mẹ.
Hai quả núi đó được gọi là Núi Đôi hay núi Cô Tiên. Nhờ dòng sữa của nàng, vùng đất này có khí hậu vô cùng mát mẻ, hoa quả thơm ngon, rau trái xanh tươi, lúa ngô tươi tốt. Nước mắt khóc thương chồng con của nàng đã biến thành dòng sông Miện xanh ngắt, mơ màng trôi trên biển đá tai mèo, ôm lấy cả rẻo đất phía sau cổng trời huyền thoại.
Một câu chuyện khác kể về một chàng trai khổng lồ đem lòng yêu người con gái xinh đẹp nơi đây. Mặc dù ở tận nơi xa, nhưng chàng trai luôn vượt non cao, suối sâu để đến với người yêu. Gia đình người con gái thách rằng, nếu chàng trai ngăn được sông Đông Hà chảy ngược vào thung lũng nơi gia đình cô gái ở (ngày nay là thị trấn Tam Sơn) thì gia đình sẽ chấp nhận chàng làm con rể.
Chàng khổng lồ ngày đêm gánh những quả núi về để đắp dòng chảy ngăn sông Đông Hà về thung lũng. Vào một ngày, đang miệt mài gánh đất để ngăn sông, chàng trai nhận được tin mẹ mất. Quá đột ngột và đau khổ, quang gánh của chàng khổng lồ va vào dãy núi cao bị gãy, vội vã chàng chạy về quê chịu tang mẹ. Người con gái chung thủy đã mỏi mòn chờ đợi người yêu, ngả lưng nơi gần chiếc đòn gánh của người yêu. Chờ đợi quá lâu đến nỗi nàng đã hóa thân thành núi để mãi mãi đợi chờ người yêu.
Đòn gánh của chàng khổng lồ bị gãy hóa thành dãy núi đòn gánh ông khổng lồ, tiếng địa phương gọi là dãy núi "Phia Pới". Bước chân chạy vội vã của chàng khổng lồ tạo thành 9 cái hồ nước sâu ở các làng là: Sum Pưn, Thâm Rí, Thâm Lâu, Thâm Nán, Thâm Nậm Đăm, Thâm Lùng Pết... Còn người con gái hóa thân thành núi chờ đợi người yêu, ngày nay vẫn còn đó Núi Đôi, hiện thân bộ ngực căng tròn của người con gái.
Thác Tiên – Đèo Gió
Thác bắt nguồn từ suối Tả Ngán, xã Tả Củ Tỷ, Bắc Hà, Lào Cai ở độ cao trên 1.403 m. Khi đến địa phận thôn Ngam Lâm, xã Nấm Dẩn, dòng nước thả mình qua vách núi Đèo Gió tạo thành dòng thác đôi như mái tóc dài mềm mại, buông lững lờ của thiếu nữ tuổi trăng tròn.
Đổ xuống từ độ cao 70 m giữa rừng già kỳ vĩ, thác Tiên không ầm ào, hung dữ mà mềm mại, réo rắt, mang đến bầu không khí mát lành nhờ những hạt nước li ti lan tỏa theo làn gió thổi quanh chân thác. Bởi thế thác Tiên ngoài tên gọi Táng Tinh (theo tiếng Nùng) còn được gọi là thác Gió.
Nếu có thời gian, du khách có thể xuôi dốc chừng 6 km nữa để đến tham quan Bãi đá cổ Nấm Dẩn nơi người Việt cổ sinh sống có niên đại trên 2.000 năm tuổi. Trải qua hàng nghìn năm, nhiều hoa văn, hình họa mang tính phồn thực ghi dấu ấn một thời xã hội Cổ đại mẫu hệ vẫn còn là điều bí ẩn, thu hút những người ưa khám phá.
Ngoài ra, du khách cũng có thể ngược lên đỉnh Đèo Gió để tham quan trang trại cá hồi. Đây là một trong những nơi hiếm hoi trong cả nước nuôi thử nghiệm thành công loài cá nước ngọt hồi vân có nguồn gốc từ vùng biển Thái Bình Dương ở khu vực Bắc Mỹ và châu Á. Chính địa hình nhiều suối, dòng nước nuôi rộng và khí hậu mát lạnh nơi đây đã tạo môi trường cho loài cá hồi vân sinh trưởng, và trở thành điểm đến thú vị cho du khách ghé thăm.
Chùa Sùng Khánh
Chùa Sùng Khánh tọa lạc trên đỉnh của một ngọn đồi ở bên bờ phải dòng sông Lô thuộc Hà Giang, cách trung tâmHà Giang 9 km. Nơi đây với công trình kiến trúc xưa, lâu đời đơn giản nhưng lại mang đến cho du khách những cảm nhận tuyệt vời và khám phá nét văn hóa, lịch sử nơi đây.
Chùa Sùng Khánh còn gọi là chùa làng Nùng thuộc thôn Nùng, xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Xưa đây chính là công trình thời Phật quý hiếm từ đời nhà Trần trên miền Thượng du, được làm từ gỗ, mái lợp lá nhưng đã bị đổ nát và ngày nay ngôi chùa được chính người dân xây dựng lại từ năm 1989 với kiến trúc đơn giản, và được xây dựng theo hình chữ Nhất và đặc biệt ngôi chùa chỉ có một gian chánh điện với diện tích 26m2, cao 4.3 với một cửa chính và hai cửa phụ ở hai bên, vách gạch, lợp ngói có tường bao quanh.
Ngay cửa chính đi vào, du khách sẽ thấy hình tượng Phật được xây dựng bệ để đặt một số đồ thờ. Phía trên bệ thờ treo một bức tranh có hình Phật bà Quan Âm thay cho tượng Phật và tấm bia đá ở bên trái bệ thờ là di sản quí giá nhất của ngôi chùa, là nơi ghi công lao của những người đã có công xây dựng ngôi chùa tiêu biểu như ông Nguyễn Ân là chú của một tù trưởng miền núi có công rất lớn trong việc tu tạo ngôi chùa, và dựng bia công đức vào tháng Giêng năm Bính Thân niên hiệu Thiệu Phong (1356). Bia cao 0.90m, rộng 0.50m, trên bia có chạm khắc hình lưỡng long chầu Phật Bà Quan Âm, văn bia do Phụng Độc Học sinh, Thứ sử trực thư Tạ Thúc Ngao soạn vào tháng 3 năm 1367.
Bên phải của bệ thờ treo quả chuông đúc vào năm trùng tu chùa, thời hậu Lê (1705). Chuông ở Chùa Sùng Khánh có chiều cao 0.90m, đường kính miệng chuông được chạm khắc nhiều hoa văn độc đáo, tinh xảo. Hằng năm, cứ đến ngày 3 và 4 tết, bà con dân tộc trong vùng lân cận lại kéo về tụ hội vui xuân, các trò chơi được tổ chức vừa mang bản sắc dân tộc cổ truyền của dân bản làng như: ném còn, kéo co, và vừa đan xen một số trò chơi thể thao hiện đại như: bóng đá, bóng chuyền.
Căng Bắc Mê
Là một di tích lịch sử thời kỳ kháng chiến chống Pháp thuộc địa bàn thôn Đồn Điền, xã Yên Cường, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang. Trước năm 1938, thực dân Pháp cho xây dựng nơi đây thành trại binh, địa bàn căn cứ đóng quân và quan sát của chúng. Thời gian từ năm 1939 đến 1942, chúng còn biến nơi đây thành nhà tù giam giữ các đồng chí cộng sản, trong đó có đồng chí Xuân Thủy, Hoàng Hữa Nam, Hoãng Bắc Dũng, Lê Giản, Nguyên Hồng, Đặng Việt Châu,… Với ý nghĩa lịch sử to lớn của mình, Căng Bắc Mễ đã được quốc gia công nhận là di tích lịch sử và là một nơi có giá trị giáo dục nhân văn sâu sắc. Nếu có cơ hội, các du khách hãy tới Hà Giang, thăm quan di tích lịch sử Căng Bắc Mê để thấy được những giá trị đẹp nơi đây.
Theo phiên âm tiếng Pháp, “căng” có nghĩa là đồn, là trại lính. Còn “Bắc Mê” theo tiếng địa phương là Pác Mìa, có nghĩa là cừa ngòi. Như vậy, Căng Bắc Mê được hiểu là nơi đóng trại lính và là địa bàn quan sát, đặt chốt của thực dân Pháp. Căng nằm trên vùng đất có vị thế thuận lợi là được xây dựng trên sườn núi Rồng. Từ vị trí này, thực dân Pháp sẽ kiểm soát được toàn bộ tuyến giao thông của 3 tỉnh là Hà Giang, Tuyên Quang và Cao Bằng.
Bao bọc khu di tích là hệ thống tường thành dài 190m, dày 40cm, cao 2m. Xung quanh tường có nhiều lỗ châu mai, mỗi lỗ cách nhau từ 5-10m. Vào bên trong, khu di tích căng Bắc Mê bao gồm các đồn bốt, vọng gác, nhà thông tin và có cả nhà giam để giam giữ các tù nhân chính trị mà chúng gọi là Việt Cộng.
Điều làm nên ý nghĩa và giá trị to lớn cho Căng Bắc Mê chính là nơi đây đã trở thành “trường học” chính trị, là nơi tuyên truyền, giáo dục ý chí cách mạng cho chính các tù nhân và ra cả ngoài căng. Dù bị tra tấn bằng nhiều thủ đoạn dã man, bị đày lao động khổ sai thế nhưng những chiến sĩ cộng sản bị giam cầm vẫn luôn giữ vững tinh thần cách mạng, đấu tranh kiên cường chống lại ách thực dân. Chính nơi đây đã thành lập ra chi bộ Đảng, là cơ quan giáo dục, giác ngộ cách mạng trong tù. Họ truyền tai nhau lý tưởng cộng sản, cho nhau sức mạnh và tình yêu thương để có thêm niền tin vào Đảng, có thêm động lực để cố gắng sống vì một ngày mai tươi sáng.
Ngày nay, di tích Căng Bắc Mê không còn nguyên vẹn như xưa, có những căn nhà đã bị phá hủy, chỉ còn lại móng và vài hàng gạch cũ. Chính quyền địa phương đã có những trùng tu, khôi phục lại nhưng quá trình này vẫn đang còn nhiều công đoạn. Nhưng dẫu vậy, Căng Bắc Mê vẫn còn nguyên được giá trị của mình. Người dân nơi đây luôn tự hào khi nhắc tới nơi đây, họ luôn khắc ghi công ơn của những chiến sĩ cách mạng và một lòng học tập và phát huy tinh thần quật cường cùng lòng yêu nước lớn lao của bậc cha anh.
Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì
Khác với Mù Cang Chải hay Y Tý, ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì (Hà Giang) dường như có độ cao hơn, dốc hơn, chênh vênh hơn hẳn. Chính điều này làm cho cảnh sắc càng thêm hùng vĩ. Những bờ ruộng cao, thẳng đứng làm cho người ta nghĩ tới tác phẩm điêu khắc được con người gọt đẽo công phu.
Nếu vào mùa lúa chín, Hoàng Su Phì lộng lẫy sắc vàng, tới mùa nước đổ (tháng 5 đến tháng 6) lại là sự xen lẫn của màu xanh non của lúa, lẫn ánh nước lóng lánh của hàng trăm bậc thang trải dài miên man, từ đỉnh núi xuống chân núi.
Khu nghỉ dưỡng sinh thái Pan Hou
Nằm ở huyện Hoàng Su Phì ở Hà Giang. Khách sạn thân thiện với tầng sinh thái sử dụng hệ thống nước nóng và quạt dùng năng lượng mặt trời. Các phòng tại Pan Hou Ecolodge được làm từ tre và được bao quanh bởi các ao và vườn thực vật.
Ecolodge Village được bao quanh bởi rừng núi và dòng sông chảy, với nhiều dân tộc thiểu số thú vị sống trong khu vực. Du khách có thể sắp xếp chuyến đi bộ đường dài với một hướng dẫn viên địa phương để khám phá những khu vực này và cảm thấy gần gũi hơn với thiên nhiên.
ẨM THỰC KHI DU LỊCH HÀ GIANG
Cháo ấu tẩu
Là món ăn độc đáo nên thử khi du lịch Hà Giang, với mùi thơm của gạo nếp cái hoa vàng trộn với gạo tẻ thơm được trồng trên nương nấu nhuyễn, vị bùi bùi của củ ấu được ninh kỹ với nước hầm chân giò béo ngậy, mùi thơm của lá và gia vị. Rất nhiều khách du lịch khi tới Hà Giang đều nhớ tới món cháo này, không chỉ là món ăn đơn thuần cháo ẩu tẩu còn là vị thuốc bổ giải cảm.
Thắng cố
Món ngon Hà Giang không thể không nhắc tới thắng cố món ăn đặc sản. Mùi thơm của thảo quả, hạt dổi và củ sả, quyện với vị béo ngậy của thịt tạo nên hương vị đặc trưng của món ăn này. Ăn thắng cố phải ngồi xổm, đặt thức ăn lên tấm gỗ dài và ăn bằng muôi, ăn cùng du khách bè mới có thể cảm nhận được hương vị đặc biệt của món ăn này.
Cơm Lam Bắc Mê
Nổi tiếng với những cánh đồng lúa nếp thơm nổi tiếng, Bắc Mê với món cơm Lam đặc trưng của đồng bào dân tộc Tày nơi đây. Được làm từ những nguyên liệu đơn giản gạo nếp nấu với mạch nước ngầm trộn với chút muối cho vào ống tre, đổ thêm chút nước nướng trên bếp than hồng, khi thấy có mùi thơm tỏa ra là cơm chín. Cơm Lam ăn với cá suối nướng hoặc muối vừng với hương vị thơm bùi tạo nên hương vị vô cùng hấp dẫn.
Chè Shan Tuyết
Chè Shan Tuyết được trồng ở khắp các huyện của Hà Giang, nhiều nơi có cây cổ thụ cao tầm 300 – 1000m. Ai đã từng thưởng thức chè Shan Tuyết Hà Giang thì chắc hẳn khó có thể quên được hương vị thơm ngon của chúng. Loại chè này sạch, khi chăm sóc, người dân sử dụng biện pháp tự nhiên nên không hề có những hóa chất độc hại. Và chè Shan tuyết được thu hoạch 4 vụ trong năm nên tới Hà Giang, du khách đến Hà Giang vào thời điểm nào cũng có thể thưởng thức hương vị thơm ngon của trà Shan tuyết.
Mật ong bạc hà
Mật ong bạc hà là đặc sản dân dã quý hiếm và được nhiều người ưa chuộng nhất khi đến Hà Giang. Mật ong bạc hà có vị ngọt thanh, dịu nhẹ và thoảng mùi hương hoa bạc hà có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe của con người. Là bài thuốc dân dã có công dụng chữa các bệnh về hô hấp, đường tiêu hóa, làm mịn và hồng da.
Xôi ngũ sắc
Xôi ngũ sắc có 5 màu nổi bật khác, trắng, vàng, tím, đỏ, xanh được hoà hợp lại tạo lên món ăn ngon mà bắt mắt. Xôi này được làm từ một loại gạo nếp thơm và dẻo do chính người dân tộc trồng ra, từng hạt gạo trắng thơm lừng được lựa chọn và chúng có ẩn ý đặc trưng gì đó qua các màu sắc của xôi. Xôi ngũ sắc có tính dẻo thơm, nếu để lâu cũng sẽ dễ bị cứng và nếu ăn cũng không cần đến những gia vị khác. Xôi được người dân tộc mang theo để ăn mỗi khi đi làm nương rẫy, bởi vì khoảng cách từ nhà tới chỗ làm khá xa nên họ mang theo ăn lúc đó không mất công đi về. Ăn xôi lại no lâu mà tiện lợi để người dân tộc có thể làm việc tốt hơn.
Ngoài những món ăn trên Hà Giang còn nổi tiếng với rất nhiều món ăn như thịt treo gác bếp, rêu nướng, , lạp xưởng gác bếp, cam sành…..
ahaytravel.com