CẨM NANG HAY DU LỊCH VĨNH PHÚC
Du lịch Vĩnh Phúc từ A đến Z
Đến Vĩnh Phúc, nhất định phải đến Tam Đảo để hoà mình vào cái tĩnh lặng se sắt của thị trấn sương mờ hoặc đến hồ Đải Lải để đắm mình giữa cảnh sắc non nước hữu tình...
Và sẽ thật thiếu sót nếu đến đây mà du khách vẫn chưa được nghe mùi thoang thoảng của cá thính, chưa được thưởng thức vị béo giòn của tép dầu hay chưa nhấp nháp chút rượu dừa thanh mát. Nhưng đó cũng chưa phải là tất cả bởi còn có một Vĩnh Phúc của những gì du khách chưa khám phá...
Du lịch Vĩnh Phúc vào thời gian nào ?
Du khách có thể đến Vĩnh Phúc bất kỳ thời điểm nào trong năm. Lưu ý duy nhất là khí hậu Vĩnh Phúc khá lạnh vào mùa đông, vì thế nếu đến vào mùa này, du khách cần trang bị áo ấm.
PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN
Từ Hà Nội, du khách có thể đón xe buýt số 58 tuyến Yên Phụ - Mê Linh, và từ tuyến này, du khách tiếp tục đón các tuyến xe buýt khác để đến những địa điểm du khách muốn đến ở Vĩnh Phúc. Bên cạnh đó, du khách cũng có thể đón xe khách, các tuyến đi Tuyên Quang, Lào Cai để đến thị xã Phúc Yên và thành phố Vĩnh Yên của tỉnh Vĩnh Phúc. Nếu bắt xe khách đi từ các tỉnh phía Bắc và Sài Gòn, du khách có thể chọn các xe sau:
1. Tuyến Hà Nội và các tỉnh phía Bắc – Vĩnh Phúc
Xe Tiến Thịnh (Mỹ Đình – Tam Đảo)
Điện thoại: 0983 634496 – 0982 737854 – 0979 906 975
Xe Kiên (Mỹ Đình – Cầu Gạo – Quang Yên (Sông Lô)
Điện thoại: 0166 542 5677 – 0168 389 9677
2. Tuyến Sài Gòn – Vĩnh Phúc
Xe Bình Thân
Điện thoại: 0211 3836567 – 0913 415730 – 0902 988567 – 0915 674556
Xe Trung Thành
Điện thoại: 0211 3850142 – 0912 455315
Xe Thoa Chín
Điện thoại: 0211 3837684 – 0912 904335 – 0123 6572086
Xe Minh Thức
Điện thoại: 0976 124090 – 0943 545430
Xe Nguyện Cần
Điện thoại: 0211 3838318 – 0912 904132 – 0211 3835034 – 0912 631230
Xe Bốn Tuất
Điện thoại: 0912 403798 – 0211 3838761
LƯU TRÚ KHI DU LỊCH VĨNH PHÚC
- Sông Hồng Resort
Địa chỉ: Lam Sơn, Tích Sơn, Vinh Yên, Vĩnh Phúc
Điện thoại: 0211 3777 777
- Khách sạn Vĩnh Yên
Địa chỉ: Lý Bôn, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc
Điện thoại: 0211 3861 250
- Khách sạn Thái Dương
Địa chỉ: Đầm Vạc, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc
Điện thoại: 0211 3716 668
- Trung Du Hotel
Địa chỉ: Khai Quang, tp. Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc
Điện thoại: 0211 3626 626
- Khách sạn hanvet
Địa chỉ: dốc Tam Đảo, tt. Tam Đảo, Tam Đảo, Vĩnh Phúc
Điện thoại: 0211 3824 036
- Khách sạn Suối Bạc
Địa chỉ: tt. Tam Đảo, Tam Đảo, Vĩnh Phúc
Điện thoại: 0211 3824 275
- Khách sạn Gia Lê
Địa chỉ: Khu 1, Thị trấn Tam Đảo, Tam Đảo, Vĩnh Phúc
Điện thoại: 0211 3824 369
- Khách sạn Ngọc Hà
Địa chỉ: Phúc Thắng, tx. Phúc Yên, Vĩnh Phúc
Điện thoại: 0211 3875 679
ĐIỂM ĐẾN KHÔNG THỂ BỎ QUA KHI DU LỊCH VĨNH PHÚC
1. Tam Đảo
Tam Đảo từ lâu đã là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu vẻ đẹp của những vùng đất sương giăng mờ ảo. Vẻ tinh khôi của Tam Đảo càng được tô đậm thêm dưới những làn mây trắng uốn lượn khi tỏ, khi mờ quanh 3 đỉnh núi cao của hệ thống. Ở Tam Đảo một ngày, du khách như đi qua cả bốn mùa trong năm. Đó thực sự là một trải nghiệm vô cùng thích thú.
Cùng với hệ động, thực vật phong phú, nơi đây còn cuốn hút với những kiến trúc tuyệt đẹp có từ thời Pháp, nổi bật nhất trong số này phải nhắc đến nhà thờ đá.
Đến Tam Đảo, du khách có thể lên tháp truyền hình hoặc đến vườn quốc gia Tam Đảo, qua suối bạc hay viếng thăm đền Mẫu, đền đức thánh Trần…
Ngoài ra, ở dưới chân núi Tam Đảo còn có đền Cô, đền Cậu và đền Chân Suối. Nếu muốn thăm những điểm này, trên đường đi, du khách có thể ghé qua.
Xem thêm : http://www.ahaytravel.com/cam-nang-chi-tiet-huong-dan-du-lich-tam-dao.html
2. Hồ Đại Lải
Hồ Đại Lải vốn là một hồ nước nhân tạo được xây dựng nhằm hạn chế tình trạng xói mòn và mất mát lượng phù sa lớn do các cơn lũ từ những con suối lớn đổ về mỗi mùa mưa. Hồ có quy mô rộng lớn với 525ha mặt nước, nằm ngay dưới chân núi Tam Đảo.
Chính vị thế này đã tạo cho cảnh quan nơi đây một vẻ đẹp hữu tình, nên thơ giữa non nước và mây núi lững lờ. Đến đây, du khách có thể thưởng lãm cảnh đẹp, tìm bầu khí trong trẻo giữa thiên nhiên bao la hoặc du thuyền trên mặt hồ phẳng lặng, câu cá, tắm mát dưới dòng nước xanh hay mạo hiểm hơn có thể leo núi, lội rừng để đến với bản Sán Dìu nghe Soọng Cô, thăm hang Dơi…
3. Thiền viện Trúc Lâm ở Tây Thiên
Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên thuộc dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, được xây dựng ngay trên nền chùa cổ Thiên Ân, cạnh danh thắng Tây Thiên. Chùa được xây vào năm 2004 với diện tích 4,5ha, chưa kể ngoại vi rừng khoảng 50ha. Với quy mô bề thế này, hiện nay thiền viện này là chùa có kiến trúc hoành tráng nhất trong các chùa ở khu vực phía Bắc. Từ xa, thiền viện thấp thoáng dưới rừng thông xanh vừa toát lên vẻ kỳ vỹ, vừa mang nét tịnh sơ của chốn thâm nghiêm ẩn mình giữa đại ngàn và mây phủ.
4. Làng gốm Hương Canh
Người dân làng gốm Hương Canh rất tự hào vì qua bao đời họ vẫn giữ được nghề làm gốm truyền thống, tương truyền được lĩnh từ tổ sư nghề gốm Trịnh Văn Biền. Hiện nay, trong làng vẫn còn miếu thờ ông. Các sản phẩm của làng gốm Hương Canh chủ yếu chuyên các mặt hàng tiểu sành, lọ, chậu, chĩnh, vại. Tất cả đều có khả năng chống thấm rất tốt, giữ được hương vị của nguyên liệu chứa đựng do ngăn được ánh sáng. Chính bởi những ưu điểm này mà sản phẩm gốm Hương Canh vẫn luôn được nhiều người ưa chuộng.
5. Làng hoa Mê Linh
Đến vườn hoa Mê Linh vào độ tháng 12 đến tháng 3 hàng năm, du khách sẽ như lạc vào mê cung của hàng nghìn hàng vạn sắc hoa từ cúc, huệ, hồng,… Với diện tích vườn hoa của làng lên đến 200hecta, các sản phẩm hoa nơi đây không chỉ cung cấp cho khu vực phía Bắc mà còn xuất đi các nước.
6. Tháp Bình Sơn
Tháp Bình Sơn có từ thời Lý – Trần là một di sản kiến trúc có một không hai của Vĩnh Phúc. Tháp được xây theo hình vuông với các tầng tháp nhỏ dần lên trên trong tổng chiều cao gần 16m. Tháp gồm 11 tầng. Cứ mỗi một tầng lại có mái nhô ra. Từ xa đã có thể nhìn thấy đỉnh tháp chót vót giữa những hàng cây xanh rậm rạp. Điều này không chỉ bởi tháp cao mà còn bởi màu gạch nung đỏ sậm, rắn như sành. Khi đến gần, du khách sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng các đường nét hoa văn tinh xảo đến hoàn hảo trên mặt gạch ốp ở phía ngoài tháp.
Đến đây, có lẽ du khách cũng không quên viếng chùa Vĩnh Khánh, một ngôi chùa có niên đại từ năm 1883, thời vua Tự Đức và tận mắt, tay tay chạm đến cây cổ thụ 500 tuổi của vùng này.
7. Khu du lịch Đầm Vạc Vĩnh Phúc
Khu du lịch Đầm Vạc Vĩnh Phúc nằm ở phía Nam thành phố Vĩnh Yên, giáp xã Đồng Cương (huyện Yên Lạc), xã Quất Lưu và thị trấn Tam Dương (huyện Tam Đảo).
Đầm Vạc có 3 mặt giáp khu nội ô. Đây là đầm tự nhiên được hình thành từ cách nay hàng nghìn năm. Đầm có tất cả 23 nhánh chính và diện tích mặt nước gần 500ha. Từ các nhánh này tiếp tục tạo nên các lạch, hồ nhỏ. Trước đây, đầm có rất nhiều rừng bao quanh, trở thành mái nhà chung cho rất nhiều loài chim cư trú. Do cũng nằm gần các trọng điểm du lịch của Vĩnh Phúc nên đầm Vạc ngày càng thu hút nhiều du khách nhất là sau khi nơi đây đã hoàn thành hệ thống sân golf Heron Lake hiện đại.
ẨM THỰC KHI DU LỊCH VĨNH PHÚC
1. Cá thính Lập Thạch
Khi dọn con cá thính lên, du khách sẽ thấy nó thật đơn giản. Thế nhưng, không hề dễ dàng để tạo ra món ngon này. Cá sau khi mua về, được cẩn thận làm sạch ruột, bỏ đầu, để ráo nước. Sau đó sẽ dùng một chiếc vại xếp lần lượt lớp cá, lớp muối, lớp thính cho đến hết. Để cá không bị nổi váng, người ra gài nan tre lên toàn bề mặt và đậy nắp kín. Thành quả được trông chờ sau khoảng 2 tháng là những con cá chín ngấu có màu hồng đẹp mắt và mùi thơm toả lan khắp nhà. Người dân Thanh Hoá thường đem cá thính nướng vàng đều trên than hoa để nghe mùi thính đặc trưng và làm cá muối thêm thơm ngon.
2. Dứa Tam Dương
Dứa Tam Dương là giống dứa mật, vừa ngọt nước vừa có chứa nhiều nước. Ruột dứa đặc biệt có màu vàng mỡ gà, nhiều nước và rất ngọt. Do vậy, du khách đến Tam Dương đều rất thích ăn dứa tại chỗ để cảm nhận hết vị ngon của nó trên chính mảnh đất nó được vun trồng. Đến vườn dứa vào ngày mùa sẽ thú vị hơn cả vì lúc này du khách tha hồ ngắm những khóm dứa như những bông hoa nở rộ mang theo sắc vàng ươm của nhuỵ chính là những trái dứa mọng nước.
3. Tép dầu đầm Vạc
"Cỗ chín lợn, mười trâu cũng không bằng tép dầu đầm Vạc". Câu ca tụng này có lẽ đã nói lên hết được vị ngon dân dã của loại tép này. Trên thực tế, tép dầu rất nhỏ, chỉ dài từ 5 - 8cm. Vào tháng 8 – 10 hàng năm là lúc tép dầu béo căng, bụng mang đầy trứng. Người ta mang tép về, đem rang để cảm nhận hết vị ngọt tươi và béo của tép trong cái giòn tan rất thú. Nếu kho với tương lại nghe vị bùi bùi rất đậm đà. Bởi vậy, người dân quanh vùng đầm Vạc luôn bảo nhau tép dầu còn ngon hơn cả cao lương mỹ vị.
4. Chè kho Tứ Yên
Chè kho ở Tứ Yên được nấu từ đỗ xanh, đem đồ chín với đường đến khi nhuyễn mịn thì đơm ra đĩa để đông. Chè khi nguội có màu vàng mịn của đỗ xanh rất đẹp mắt. Khi ăn chè kho, nhấp cùng chén trà sen để cân bằng vị ngọt mới gọi là đúng bài.
5. Rượu dừa Tiên Tửu Ngọc Hoa
Rượu dừa Tiên Tửu Ngọc Hoa là đặc sản của Yên Lạc. Dừa sau khi chọn được trái ngon, sẽ được gọt sạch bong phần xơ vỏ. Sau đó, người ta tiêm vào dừa một hỗn hợp nếp cái đã trộn men và đem hàn thật kín. Cứ thế, rượu được ủ cho tới khi toả hương thơm mát sẽ được mang ra dùng. Rượu có vị cay nồng xen lẫn vị ngọt thanh của dừa nên rất lạ miệng. Đặc biệt, uống rượu dừa sẽ không biết đến cái cảm giác chóng mặt, đau đầu như những loại rượu khác. Ngược lại sẽ thấy mát trong người như thể một thức uống giải khát đặc biệt.
6. Xôi Tam Đảo
Xôi ở Vĩnh Phúc khá đa dạng, là một đặc sản khá nức tiếng. Trong đó, xôi của người Sán Dìu là tập hợp của các loại xôi được nấu từ lá hoặc quả rừng rất thơm ngon. Ví như xôi vàng được nấu từ quả dành dành, xôi tím nấu từ quả khóe, xôi xanh nấu từ lá rừng, xôi hồng nấu từ quả rôm, xôi đỏ nấu từ quả gấc. Riêng với xôi đen, do được nấu từ lá cây xau xau nên rất thơm và giữa được lâu mà không bị ôi thiu nên người dân thường gói chúng mang đi đường xa.
7. Bánh trùng mật mía Vĩnh Tường
Bánh trùng được làm rất đơn giản. Vậy mà lại ngon đến ngây người. Sau khi ngâm nếp qua đêm, người ra mang đi xay nhuyễn và để ráo, chắt lấy bột tinh và vắt thành nắm có hình như quả trám. Sau đó bánh sẽ được thả vào trong nồi nước mật mía, nấu đến khi bột chuyển sang màu trắng đục thì cho thêm gừng đập dập vào cho dậy mùi thơm. Khi ăn, chỉ cần rắc thêm ít mè đen trắng là trọn vẹn cho một món ăn dân dã nhưng đậm hồn quê.
8. Bánh nẳng và bánh gạo Lập Thạch
Bánh nẳng và bánh gạo có điểm chung là đều được làm từ nếp cái hoa vàng. Song với mỗi loại bánh lại có cách làm khác nhau.
Bánh nẳng được làm từ gạo nếp đã ngâm qua đêm với nước tro trong của cành bưởi, tầm gửi cây dọc, lá si, lá dáng, lá xoan,…Khi gói bánh, chỉ việc cho vào lá chít, buộc chặt. Đem bánh luộc khoảng 6 tiếng là bánh chín đều.
Bánh gạo rang lại dùng thứ gạo nếp được ngâm trong nước của quả vàng dành và các loại cây khác như tro cây vừng, ruột cỏ bấc đèn, cây dáy... Thời gian ngâm gạo sẽ lâu hơn, kéo dài đến 3 ngày. Sau thời gian này, người ta sẽ mang nếp đi đồ chín và trộn đều với mỡ lợn. Khi đã được hỗn hợp thật đều, họ đem trải ra nia, đập xôi cho từng hạt bẹt ra và đem phơi khô. Sau đó, họ mang bánh đi rang với mỡ lợn để bánh nổ bung ra. Với phần mặt bánh, họ đun sôi mật trước khi cho gạo rang vào khuấy đều và dàn mỏng trong mâm. Cuối cùng chỉ việc cho bánh vào lăn đều và cắt thành miếng.
9. Bánh ngõa Lũng Ngoại
Bánh ngoã được chế biến vô cùng công phu. Đầu tiên, người ta đem nếp đi ngâm và xay thành bột mịn. Đậu xanh cà đem ngâm nước để bong vỏ. Sau đó, đem đãi vỏ và để thật khô. Phần đậu này chia làm hai: một sẽ được nấu mịn thành chè kho với mật mía; một sẽ được rang vàng và giã mịn thành bột.
Phần bột gạo có được sẽ đem trộn với nước thành hỗn hợp bột dẻo mịn và đem vắt viên. Kế đến, họ cán mỏng miếng bột này, cho viên chè kho vào làm nhân và vê bánh kín. Nấu sẵn nồi nước, khi sôi, thả bánh vào nồi, luộc đến khi bánh nổi thì vớt ra để ráo và cho vào mâm bột đậu lăn đều để áo toàn bộ lớp bột đậu mịn này.
ahaytravel.com