CẨM NANG HAY DU LỊCH SAPA
Du lịch Sapa từ A đến Z
Nếu ai đã trót yêu sự huyền ảo của những thành phố cuộn mình trong sương hẳn không thể bỏ qua cái tên Sa Pa.
Đã từ lâu, Sa Pa trở thành một điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam trên bản đồ du lịch thế giới. Không chỉ sở hữu những cảnh quan thiên nhiên vừa hùng vĩ vừa nên thơ mà Sa Pa còn hấp dẫn du khách bởi văn hoá đặc sắc và những món ăn ngon khó cưỡng.
Du lịch Sapa vào thời gian nào ?
Khí hậu ôn đới đã trở thành một nguồn tài nguyên đối với Sapa. Nhiệt độ trung bình trong năm dao động từ 15-18 độ C. Mùa mưa ở Sa Pa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 8. Khi mùa đông đến, nhiệt độ ở SaPa có thể xuống thấp dưới 0 độ, có những năm tuyết rơi trắng xoá các vùng đồi.
Thời điểm lý tưởng nhất để đến với Sa Pa là cuối tháng 8 đến hết tháng 9 khi những ruộng bậc thang đang độ xuân thì. Nếu muốn thưởng ngoạn cảnh đẹp của những đồi hoa ngập khắp núi đồi, du khách có thể đợi sau tết Nguyên Đán, tức vào tháng 2 âm lịch.
PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN
Sa Pa nằm cách Hà Nội 376km. Nếu từ Hà Nội, du khách có thể chọn xe khách hoặc tàu hoả.
LƯU TRÚ KHI DU LỊCH SAPA
- Mường Thanh Sapa
Địa chỉ: Ngũ Chỉ Sơn, tt. Sa Pa, Sa Pa, Lào Cai
Điện thoại: 091 558 83 98
- Sapa Lake View Hotel
Địa chỉ: 12 Ngũ Chỉ Sơn, tt. Sa Pa, Sa Pa, Lào Cai
Điện thoại: 020 3887 387
- Sơn Trang Hotel
Địa chỉ: 105A Thạch Sơn, Sa Pa, tt. Sa Pa
Điện thoại: 020 3872 225
- Sapa Cozy 2 Hotel
Địa chỉ: 50, Thạch Sơn, Sa Pa, Lao Cai
Điện thoại: 020 3872 735
- Khách sạn Biển Mây Sapa
Địa chỉ: Tổ 10, Thị Trấn Sa Pa, Huyện Sa Pa, Tỉnh Lào Cai
Điện thoại: 020 3871 181
- Victoria Sapa Resort and Spa
Địa chỉ: Xuân Viên, Sa Pa, Lào Cai
Điện thoại: 020 3871 522
- Sapa Paradise Hotel
Địa chỉ: 14 Thạch Sơn, tt. Sa Pa, Sapa, Lào Cai
Điện thoại: 020 3888 758
- Khách sạn toàn cảnh Sapa
Địa chỉ: Số 10, Đường Hoàng Diệu, Sa Pa, Lào Cai
Điện thoại: 020 3772 535
- Khách sạn Đặng Trung Sapa
Địa chỉ: 031, Đường Cầu Mây, Thị Trấn Sa Pa, Huyện Sa Pa, Lào Cai
Điện thoại: 020 3871 243
ĐIỂM ĐẾN KHÔNG THỂ BỎ QUA KHI DU LỊCH SAPA
Địa danh nổi tiếng nhất ở Lào Cai chính là Sapa - nơi có đủ mọi trải nghiệm hấp dẫn dành cho du khách. Đến đây, du khách sẽ có cơ hội chinh phục "nóc nhà Đông Dương" – Fansipan, lang thang giữa thị trấn Sapa mù sương đầy thơ mộng hoặc ghé thăm các bản làng của đồng bào dân tộc thiểu số để tìm hiểu cuộc sống và văn hóa của họ. Ngắm những thửa ruộng bậc thang đẹp tựa tranh vẽ ở thung lũng Mường Hoa (Sapa) hay chinh phục con đường hiểm trở lên đỉnh đèo Ô Quy Hồ - một trong tứ đại đỉnh đèo của miền Bắc, chắc chắn cũng là những trải nghiệm tuyệt vời du khách không thể bỏ qua.
Nhà Thờ Sapa
Nhà thờ cổ còn có tên là nhà thờ đá hay nhà thờ Đức Mẹ Mân côi nằm ngay giữa trung tâm thị trấn Sapa, được người Pháp xây dựng từ đầu thế kỷ 20. Nhà thờ Đức Mẹ Mân côi toạ lạc trên một vị trí đắc địa với phía sau là núi Hàm Rồng che chắn, phía trước là khu đất rộng, bằng phẳng, có thể phát triển nhiều công trình văn hóa phục vụ cho các hoạt động xã hội, đứng ở bốn phía đều có thể quan sát được di tích, cùng với hai công trình kiến trúc khác cũng do người Pháp xây dựng là biệt thự Chủ Cầu (nay là khách sạn Hoàng Liên) và khu huyện ủy cũ (nay là trụ sở của Trung tâm Thông tin Du lịch Sapa) tạo thành một hình tam giác cân đối với kiến trúc riêng biệt mang phong cách Pháp.
Chợ Sapa
Tại Sapa, về mặt hành chính được đặt cho một huyện của tỉnh Sapa và cũng cho thị trấn của huyện lỵ huyện này. Tại sao Sapa là nơi họp chợ mà không phải là ở những vùng xung quanh khác? Giải thích cho sự việc này là bởi vì Sapa dường như nằm ở điểm nút, trung tâm của các hướng bản làng trong toàn vùng là các thung lũng dưới chân núi Hoàng Liên. Đây là ngã ba của các con đường từ các khu bản làng nằm trong các thung lũng ở phía Bắc như Tả Giàng Phình, Bản Khoang đổ về các bản làng phía Nam như Bản Hồ, Suối Thầu, Tả Van, Lao Chải đi lên. Trong cả một vùng rộng lớn, chỗ nào thuận tiện nhất cho hầu hết mọi vùng tập trung về trao đổi hàng hóa, thì ở đó sẽ xuất hiện chợ.
Núi Hàm Rồng
Núi Hàm Rồng là một ngọn núi nằm trong dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ với ý nghĩa “Hàm của rồng”. Hàm Rồng là một trong số ít các núi ở Việt Nam có yếu tố tượng hình rõ nét và đẹp.
Khu du lịch Hàm Rồng được xây dựng trên diện tích gần 150 ha. Công trình được khởi công năm 1996 nhằm khai thác những giá trị văn hoá – tự nhiên một cách hoang sơ của những phiến đá rêu phong. Càng đi lên cao quý khách càng có cơ hội khám phá những khung cảnh tuyệt đẹp như: Vườn Lan, Cổng Trời, Sân Mây, Vườn Đào….
Ở độ cao: 1800m quý khách sẽ thấy những đám mây hững hờ trôi và phóng tầm mắt ngắm nhìn Sapa toàn cảnh từ trên cao. Đây được coi là điểm ngắm nhìn Sapa tuyệt vời nhất bởi ở độ cao này, quý khách đã có thể cảm nhận được sự giao thoa của trời đất, và thong thả dạo bước trên mây. Sắc hoa tươi thắm quyện trong mây núi bồng bềnh, khiến bất kỳ ai cũng có cảm giác lạc giữa một khu vườn thượng uyển…
Bản Cát Cát
Bản Cát Cát hay thôn Cát Cát là một làng dân tộc Mông nằm cách thị trấn Sa Pa 2 km. Đây là điểm tham quan hấp dẫn của du lịch Sa Pa nói riêng và Sapa nói chung. Làng Cát Cát được hình thành từ giữa thế kỷ 19 do một bộ phận dân tộc ít người quần tụ theo phương pháp mật tập (dựa vào sườn núi và quây quần bên nhau, các nóc nhà cách nhau chừng vài chục mét và sinh sống, trồng trọt canh tác ngay trên những sườn đồi quần cư).
Gần nơi quần cư, họ còn trồng lúa, ngô trên các nương bậc thang hoàn toàn theo phương pháp thủ công. Họ biết trồng trọt, chăn nuôi, và bảo lưu khá tốt nhiều nghề thủ công truyền thống như trồng bông, lanh và dệt vải. Nơi đây xứng đáng được xem là điểm du lịch văn hóa vừa là du lịch sinh thái lý thú dành cho du khách và là điểm du lịch văn hóa cộng đồng vệ tinh của Sa Pa.
Thác Cát Cát hay còn gọi là thác Tiên Sa là một trong những thắng cảnh du lịch thuộc địa bàn bản Cát Cát, xã San Sả Hồ nằm cách trung tâm thị trấn Sa Pa chỉ 3 km về phía bắc. Từ thập niên 1920 của thế kỷ 20, một nhà máy thủy điện trung tâm đã được hình thành cạnh thác Cát Cát và cho đến nay vẫn được vận hành tốt.
Bản Tả Phìn
Là một trong những tuyến du lịch sinh thái cộng đồng hấp dẫn của huyện Sa Pa, Tả Phìn đã trở thành điểm đến của nhiều du khách khi tham quan Sapa. Tiết trời cuối đông, con đường vào thôn Sẻ Séng (trung tâm du lịch cộng đồng của Tả Phìn) bảng lảng những tảng mây mù bao phủ, lúc ẩn lúc hiện. Xa xa thấp thoáng tầng tầng, lớp lớp dãy núi xanh trong mây, trong sương và những bản làng của người Mông cheo leo trên sườn núi cao.
Bản Tả Phìn có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, những nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc của người Dao Đỏ với nghề thổ cẩm nổi tiếng. Đến bản Tả Phìn, du khách có thể ghé thăm hang động Tả Phìn ngay gần đó. Trong hang có nhiều nhũ đá tạo nên những hình thù kỳ thú như hình tiên múa, đoàn tiên ngồi, cánh đồng xa, rừng cây lấp lánh…
Bản Lao Chải
Lao Chải là một xã của huyện Sa Pa (tỉnh Sapa), nằm ngay trong thung lũng rộng và đẹp nhất – nơi có thể nhìn thấy từ thị trấn Sa Pa hay trên đỉnh Hàm Rồng. Cách trung tâm huyện chừng 7 cây số, Lao Chải không xa nên không ít người cuốc bộ từ thị trấn đến tận bản này.
Từ thị trấn men theo đường Mường Hoa qua khỏi những phố phường nhộn nhịp và sầm uất, du khách bắt đầu trải nghiệm một cuộc sống khác, đúng nghĩa của những bản làng. Vẫn theo con dốc Mường Hoa, đi trên con đường quanh co của đồi núi song song với dãy Hoàng Liên để đến Lao Chải. Đó là một bản làng khá đông đúc nằm cách đường lớn một con suối. Từ trên cao, du khách có thể quan sát những nếp nhà bình dị san sát nhau, rất đặc trưng của “phố xá” bản làng.
Lao Chải nằm sâu dưới thung lũng. Bao quanh là núi và những thửa ruộng bậc thang. Ruộng ở đây được xếp hạng đẹp nhất Sapa và là một trong những danh thắng quốc gia. Từ bản nhìn ra xung quanh là dãy Hoàng Liên án ngữ, bên còn lại là dãy Hàm Rồng, rồi đến các tầng bậc thang trồng lúa nằm ở cấp thấp hơn. Ruộng kéo dài đến tận cửa nhà. Tưởng chừng như đó là những bậc thang nối liền Lao Chải với các ngọn núi để hòa mình vào mây lên tận trời cao.
Tầm tháng 9 trở đi, kéo dài đến tháng 4 năm sau là “mùa” của Lao Chải. Đó là lúc bản đẹp nhất. Thời điểm này, Lao Chải đang mùa thu. Những thửa ruộng bậc thang cao chót vót từ thung lũng sâu vắt lên lưng chừng trời vàng rực màu lúa chín.
Bản Tả Van
Từ thị trấn Sa Pa, xuôi theo con đường mòn uốn lượn trên lưng chừng núi khoảng 10km, là đến với xã Tả Van. Nhiều du khách vẫn chọn phương tiện xe máy để đi, vì chỉ có đi xe máy, du khách mới có thể tận hưởng hết khung cảnh thiên nhiên cùng vô vàn những điều thú vị khác. Chỉ mất khoảng 100-120k du khách có thể thuê xe máy ngay tại Sa Pa để khám phá.
Nhiều năm trở lại đây, Tả Van đã trở thành một trong những điểm đến cho những ai ưa khám phá, trải nghiệm. Trong không gian hùng vĩ của đất trời mây khói, Tả Van ẩn chứa nhiều “mắt nhìn” sâu thẳm – nơi mà người ta lên như để tìm thêm từng “mảnh quá khứ” của những người anh em núi cao vừa quen vừa lạ. Ở Tả Van còn sót lại tục thờ đá của người Việt cổ. Bên kia suối có khu chạm khắc đá cổ với gần 200 tảng đá to nhỏ các cỡ. Trên mỗi tảng đá khắc nhiều hình ảnh và hoa văn độc đáo của người xưa. Ngày ngày trong không gian ấy, người ta sinh sống, hoạt động, đi lên Sa Pa bán hàng thổ cẩm, đi chợ và nói chuyện cấy hái…
Thung lũng Mường Hoa
Nằm cách thị trấn Sapa 10km về phía Đông Nam, Mường Hoa là điểm đến hấp dẫn thu hút những bước chân lãng du đến với miền sơn cước. Thật không mấy khó khăn để nhận ra Mường Hoa, vượt qua một con đèo men theo dãy núi, du khách sẽ bị “hút hồn” ngay bởi nét hữu tình của cảnh đất trời hội tụ tại đây. Thung lũng tuyệt đẹp này là nơi sinh sống của nhiều dân tộc anh em, nơi chứa đựng những vẻ đẹp thiên nhiên tuyệt vời làm đắm lòng khách phương xa.
Bãi đá cổ Sapa
Ngoài vẻ đẹp thơ mộng , thung lũng Mường Hoa còn hấp dẫn du khách bởi tại đây có một bãi đá cổ kỳ bí, nằm xen giữa cỏ cây và những thửa ruộng bậc thang của đồng bào dân tộc. Hàng trăm tảng đá sa thạch có khắc những hình vẽ, những ký tự kỳ lạ đến nay vẫn chưa xác định được nguồn gốc và ý nghĩa. Ngày nay, khu chạm khắc cổ này đã được xếp hạng di tích quốc gia, là di sản độc đáo của người Việt cổ.
Cả quần thể bãi đá cổ có những hòn đá với hình khắc đẹp, tập trung ở Bản Pho. Với những hòn đá lớn, trên bề mặt có khắc những hình khác nhau. Đặc biệt là các dạng hình người ở nhiều tư thế: hình người dang tay, đầu tròn tỏa ánh hào quang; có hình người nắm tay nhau; có hình người lộn ngược; có hình những người cặp đôi với bộ phận sinh dục nối liền nhau như biểu hiện của tín ngường thờ sinh thực khí trên các hình vẽ của trống đồng Đông Sơn…
Thác Bạc
Thác Bạc là một thắng cảnh thu hút nhiều du khách thuộc xã San Sả Hồ, huyện Sa Pa của tỉnh Sapa. Thác nằm ngay cạnh quốc lộ 4D, tuyến đường huyết mạch để đến tỉnh Lai Châu và chỉ cách khu vực trung tâm thị trấn Sa Pa khoảng 12 km về hướng tây nên khá thuận lợi để thăm quan.
Thác Bạc có độ cao hơn 200m là thượng nguồn của dòng suối Mường Hoa với độ cao 1.800 m nằm dưới chân đèo Ô Quy Hồ. Đứng trên đỉnh núi Hàm Rồng ở trung tâm thị trấn Sa Pa có thể nhìn thấy thác Bạc trắng xóa vào những hôm trời quang và đây cũng được coi là nguồn gốc tên gọi của thác. Từ trên khe núi cao, dòng nước ầm ầm đổ xuống, bọt tung trắng xoá như những đóa hoa vì vậy được người dân gọi là thác Bạc.
Cầu Mây
Cầu Mây cách thị trấn Sa Pa khoảng 17 km về phía Đông Nam, từ đường lớn, du khách đi theo con đường mới mở tuy hơi dốc và cua nhiều, nhưng đường đến Tả Van giờ đã được mở rộng rất thuận tiện.
Trước kia, đây là cây cầu duy nhất để các cư dân địa phương đi từ Xã Tả Van đến trung tâm thị trấn Sapa, do quá trình phong hoá nên cây cầu càng ngày càng xuống cấp. Đồng thời do sự phát triển của du lịch Sapa, lượng khách hiếu kỳ về một cây cầu đẹp ngày càng tăng nên người ta đã làm thêm một cây cầu mới bằng gỗ vững chãi nằm bên cạnh dành cho người dân địa phương đi lại còn cây cầu cũ thì được tu sửa lại và chỉ dành cho những du khách hiếu kỳ đến thăm quan.
Cổng trời
Lâu nay khi nhắc đến cổng trời, người ta thường nghĩ đến Hà Giang, nơi có cổng trời Quản Bạ. Nhưng ít ai biết rằng Sapa cũng có một cổng trời. Đây là đỉnh đường bộ cao nhất Việt Nam có thể đi tới để chiêm ngưỡng đỉnh Phan Xi Păng – nóc nhà của Đông Dương.
Ra khỏi thị trấn Sapa, đi theo hướng Bắc theo hướng đi Lai Châu khoảng 18 km, đường lên cổng trời ngoằn ngoèo uốn lượn giữa lưng chừng núi trùng trùng điệp điệp với những bóng nắng chạy dài thoắt ẩn thoắt hiện. Chỉ có gió thổi làm cho thảm thực vật phải dán mình vào đá. Con đường đèo này có tên là Ô Quy Hồ, len lỏi giữa dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, và chính giữa nơi cao nhất của đèo Ô Quy Hồ chính là Cổng Trời.
Thác tình yêu
Thác Tình yêu thuộc địa phận xã San Sả Hồ, huyện Sa Pa, tỉnh Sapa, cách thị trấn Sa Pa khoảng 4km theo hướng tây nam. Đây là nơi nghỉ ngơi, an dưỡng lý tưởng và đến đây, du khách sẽ có dịp tìm hiểu về huyền thoại một câu chuyện tình đầy lãng mạn.
Đường dẫn du khách đến thác Tình yêu là một con đường đất đỏ chạy qua khu rừng trúc xanh mướt, bạt ngàn mà thấp thoáng đâu đó, ánh lên vẻ đẹp dịu dàng của loài hoa đỗ quyên với những gam màu đỏ, trắng, vàng khá tươi tắn; hòa trong cảnh đẹp nơi đây, du khách sẽ thấy thoảng thoảng bên tai mình âm thanh xào xạc của cây rừng đang đu đưa trong gió… Khi đã đi hết đoạn đường này, du khách sẽ gặp một dòng suối, tiếp tục men theo dòng suối là du khách sẽ tới thác Tình yêu.
Thác Tình yêu có độ cao gần 100m. Thác bắt nguồn từ đỉnh Phan Xi Păng rồi mang theo hơi lạnh của núi rừng chảy qua nền địa hình cao, dốc, đổ xối xả, ào ạt xuống dòng suối Vàng tung bọt trắng xóa. Nhìn từ xa, du khách sẽ thấy dòng thác giống hình một chiếc nón; thấp thoáng sau từng lớp nước mỏng chảy ở hai bên rìa thác là một thảm thực vật rừng xanh tốt; dưới chân thác, con suối Vàng óng ánh nghiêng mình uốn lượn với hai bên bờ là những thảm cỏ xanh mượt trải dài dưới chân những bụi trúc gai…
Thung lũng hoa hồng
Đây là một khu du lịch sinh thái được đầu tư suốt 3 năm, được thiết kế cảnh quan sinh thái với gần triệu gốc hoa hồng, đào, mận, hồng giòn Hoa Kỳ, hạnh nhân Đài Loan… Cả khu có 11 nhà sàn gỗ Pơmu, lợp đá tự nhiên, nội thất trang trí hài hòa, nằm xen kẽ giữa những vườn hoa hồng Pháp tuyệt đẹp, các nhà sàn đều nhìn ra thung lũng Lao Chải với những thửa ruộng bậc thang, tất cả tạo nên một bức tranh đầy huyền ảo. Đến Thung lũng hoa hồng từ tháng 3 đến tháng 11 trong năm, du khách sẽ được thưởng thức mùi hương ngây ngất của triệu triệu đóa hồng nở vào mỗi sáng. Còn vào mùa đông thì những vườn đào, vườn mận sẽ cho du khách cảm giác như đang đi du lịch ở Nhật Bản vào dịp Tết âm lịch. Đến thăm và nghỉ đêm tại khu du lịch ATI – Sa Pa ngoài tận hưởng không khí trong lành của thiên nhiên, được dạo bước trên những con đường quanh co bên sườn đồi, giữa những vườn hoa hồng thơm ngát, nghỉ ngơi, thư giãn trong quán bar nhìn ra khu ruộng bậc thang nằm bên dòngsuối, du khách còn được chiêm ngưỡng sự hùng vĩ của “nóc nhà Đông Dương” và thưởng thức những trái cây đặc trưng của khu du lịch.
Nóc nhà Đông Dương Fanxipan
Với độ cao 3143m Fansipan là ngọn núi cao nhất Việt Nam đồng thời cũng là ngọn núi cao nhất 3 nước Đông Dương thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn, cách Sapa 9km về phía Tây Nam. Theo tiếng địa phương, tên của ngọn núi là Hủa Xi Pan có nghĩa là Phiến đá khổng lồ chênh vênh.
ẨM THỰC KHI DU LỊCH SAPA
1. Món nướng ở Sa Pa
Tại Sa Pa, du khách có thể tìm được hơn 100 món nướng các loại với các hương vị khác nhau.
2. Thịt sấy “Khăng gai”
Những người Mông thường dành lại những phần thịt ngon nhất của các con vật như heo, trâu, ngựa, bò… để treo lên gác bếp, dành ăn dần. Chính hơi nóng và khói từ bếp sẽ làm cho thịt khô dần đi. Mỗi khi lấy xuống dùng, họ chỉ việc rửa sạch bên ngoài và chế biến chung với các nguyên liệu khác như măng rừng, rau củ, cà chua… Ai đã từng ăn qua món thịt sấy này của người Mông đều không thể quên được vị bùi, ngọt và độ giòn rất thú vị từ món ăn này.
3. Thắng cố
Khi đến Sa Pa, nếu du khách chưa thử dùng món thắng cố xem như du khách chưa từng đặt chân đến vùng đất này. Món thắng cố là một món ăn được chế biến từ nội tạng của rất nhiều loại thịt như heo, trâu, ngựa, bò. Điều đặc biệt làm nên vị đậm đà, thơm lừng của món ăn này nằm ở 27 loại gia vị đi kèm. Món ăn này luôn được để nóng trên bếp và ăn cùng với rau rừng. Được thưởng thức món ăn nóng hổi và cay xè này giữa cái lành lạnh của Sa Pa quả thật là một trải nghiệm ẩm thực thú vị mà du khách không nên bỏ qua.
4. Thịt lợn “Cắp nách”
Những chú lợn cắp nách đúng như tên gọi chỉ nặng từ 4 – 5 kg nên người mua, kẻ bán chỉ việc buộc chân lợn vào cái que tre và vắt ngang miệng gùi, cắp nách mang đi bởi đầu đuôi của chúng còn ngắn hơn bờ vai người.
Sau khi mua về, những con lợn này thường được tẩm ướp và quay nguyên con. Dùng thịt này làm mồi cho món rượu táo mèo có nhậu đến suốt đêm cũng chẳng ngán.
5. Nấm hương Sa Pa
Là một đặc sản vùng núi, nấm hương Sa Pa được phơi khô và bánh quanh năm tại chợ Sa Pa. Nấm có mùi hương nguyên vẹn sau khi ngâm nở và được dùng để chế biến rất nhiều món ăn ngon.
6. Bánh ngô “Páu pó cừ”
Tận dụng khi ngô vào mùa, bánh ngô được làm vào khoảng tháng 4 – 5 âm lịch, khi hạt ngô non vẫn còn sữa. Ngô sau khi bẻ được đem về, lột lấy bắp, băm nhỏ và đem xay thành bột. Sau đó bánh được đem đi xôi trên một cái chảo được lót lá chuối. Bánh ngô dẻo, thơm và béo vị ngô non rất hấp dẫn. Mọi người thường cho bánh vào từng lá chuối, cuốn lại và ăn dần hoặc mang theo lên nương. Bánh này chỉ ăn được khoảng 2 ngày.
7. Bánh đao “Páu cò”
Gạo nếp thường được làm từ tháng 6 đến tháng 10 trong năm. Người ta đem xay 2 phần đao và 1 phần gạo nếp thành bột. Sau, lại dùng khăn lọc khô bột này và nặn thành những vắt bằng chiếc chén, gói vào từng lá chuối và đem đi xôi như bánh ngô.
Bánh đao có độ dẻo, thơm và rất mát. Có thể để bánh được vài chục ngày mà không sợ bánh hỏng.
8. Cá suối Sa Pa
Cá ở những khe suối tại vùng đất Sa Pa chỉ nhỏ bẵng ngóng tay nhưng điều đặc biệt khiến chúng trở nên hấp dẫn đến vậy bởi lẽ chúng không hề tanh.
Cá ở những khe suối tại vùng đất Sa Pa chỉ nhỏ bẵng ngóng tay nhưng điều đặc biệt khiến chúng trở nên hấp dẫn đến vậy bởi lẽ chúng không hề tanh. Do vậy, du khách chỉ việc bắt cá lên, cho lên vỉ và nướng. Nếu thích đậm đà có thể cho thêm gia vị ướp. Được thưởng thức cá nướng tại chỗ, nghe vị ngọt thanh đến say lòng quyện trong tiếng nhai giòn tan sẽ khiến du khách không thể nào quên được món ăn ngon này.
9. Rượu táo mèo Sa Pa
Táo mèo có quả từ tháng 8 đến tháng 10. Nó mang đủ hương vị của đất trời với đầy đủ vị ngọt, chua, đắng, chát. Táo mèo ở Sa Pa rất nhiều. Người ta dùng nó để ngâm rượu. Sau khi ngâm táo cho ra bớt vị chát, táo được đem phơi và lấy đó ngâm với đường. Sau khoảng 2 tuần, nước này được chắt ra và ngâm thêm rượu.
Rượu này có tác dụng an thần và phòng chống cao huyết áp rất hiệu quả.
10. Cá hồi Sa Pa
Là giống cá nhập khẩu và khi được nuôi tại Sa Pa, cá hồi lại có vị ngọt đậm rất ngon. Cá có thể được chế biến thành nhiều món ăn Âu, Á khác nhau để phục vụ cho các du khách đến với Sa Pa.
11. Rau tươi Sa Pa
Là vùng núi cao, Sa Pa trở thành thủ phủ của những loại rau ôn đới như su su, như bông cải trắng, bông cải xanh, cải mèo, củ cải đỏ, … Su su luộc chín tới chấm muối vừng tuy chỉ đơn giản là vậy nhưng được ăn nó ngay tại Sa Pa lại khiến các du khách thích thú vô cùng.
Ngoài ra, những loại rau ngồng, rau được mọc lên từ thân cây rau đã ra hoa cũng là một đặc sản của vùng đất này. Ngồng có vị ngọt dịu nơi đầu ngọn và nhẫn đắng rất nhẹ ở phần cuống nên tạo ra một vị ngon rất lạ miệng.
12. Gà đen Sa Pa
Gà ác Sa Pa thịt rất chắc và ngọt. Du khách có thể chọn ăn món này với rất nhiều gia vị khác nhau từ mật ong đến muối tiêu…
13. Cơm lam Sa Pa
Nếp nương dẻo được chọn, cho vào trong mỗi ống tre rỗng và đem nướng đã làm nên vị cơm rất ngon mà chỉ có vùng miền núi mới có, đó chính là món cơm lam. Khi ăn, người ta chỉ việc lột bỏ lớp cháy bên ngoài để thưởng thức từng miếng cơm dẻo nục nạc. Cơm lam có thể để được cả tuần mà vẫn ngon như vừa cơm vừa nấu.
14. Cuốn sủi
Cuốn sủi hay phở khan cũng có bánh phở trắng nhưng khác là nó có thêm mỳ rang giòn được làm bằng củ dong và thịt bò. Nước dùng cũng chẳng phải nước lèo và là nước sốt, hơi sệt và có hương vị rất riêng. Đây là món ăn rất đặc trưng của vùng đất Sa Pa mà bất cứ du khách nào cũng không muốn bỏ qua.
ahaytravel.com