CẨM NANG HAY DU LỊCH HÒA BÌNH
Du lịch Hòa Bình từ A đến Z
Hoà Bình là nơi sinh sống của các dân tộc Kinh, Mường, Tày, Nùng, Thái... với những nét văn hoá đặc trưng của từng dân tộc. Ngoài cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ của các hệ thống hang động, non nước hữu tình, Hoà Bình còn là nơi được biết đến với nhiều món ăn mang đậm hương vị núi rừng.
Du lịch Hòa Bình vào thời gian nào ?
Đi vào mùa hè nếu du khách muốn tránh xa cái nóng của Hà Nội để lên với các điểm du lịch như Thung lũng Mai Châu, Thung Nai
Nếu muốn theo dõi hồ Hòa Bình xả lũ, hãy đi vào mùa mưa theo thông tin được dự báo thời tiết đưa ra hàng ngày trên bản tin thời sự
Lễ hội Chùa Tiên (Lạc Thủy – Hòa Bình) diễn ra từ 4-6 tháng Giêng (âm lịch)
PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN
Hoà Bình chỉ cách Hà Nội 73km. Do vậy, từ Hà Nội, du khách sẽ dễ dàng đến được Hoà Bình bằng đường bộ. Du khách có thể chọn những dịch vụ vận tải sau:
Xe Tuấn Dũng (Tuyến Hà Nội - Mai Châu)
- Giờ xuất phát:
+ Từ Hoà Bình: Mai Châu 8h, Phú Cường 8h20, Chợ Lồ 8h35, Ngã ba Mãn Đức 8h50, Bến xe Hòa Bình 9h25.
+ Từ Hà Nội: Bến xe Mỹ Đình 14h, Bến Hà Đông cũ 14h20, Bến Yên Nghĩa 14h30, Xuân Mai 15h15, Lương Sơn 15h30, Bến xe Hòa Bình 16h20, Chăm Mát 16h30.
- Địa chỉ: số 43, khu 1, TT Mai Châu, tỉnh Hòa Bình.
- Điện thoại: 0978.833.338.
Xe Hoàng Thao (Tuyến Hà Nội - Mai Châu)
- Giờ xuất phát:
+ Từ Mai Châu: 8h45
+ Từ Mỹ Đình: 14h30
- Địa chỉ: 28 Chiềng Sại, thị trấn Mai Châu, Hòa Bình.
- Điện thoại: (0218) 386.8291 - 0914.688.533.
Xe Mạnh Hùng (Tuyến Hà Nội - Yên Thủy)
- Giờ xuất phát:
+ Từ Yên Thủy : Ngã tư Đồn Dương 7h45, Ngã năm Chùa Hang 8h, Bến xe Yên Thủy 8h20.
+ Từ Mỹ Đình: Bến xe Hà Đông 15h15, Bến Ba La 15h30.
- Điện thoại: 0987.307.515
LƯU TRÚ KHI DU LỊCH HÒA BÌNH
- Khách sạn Phú Gia
Địa chỉ: Đường Lê Thánh Tông – P. Tân Thịnh – TP. Hoà Bình, tp. Hòa Bình, Hòa Bình
Điện Thoại: 0218 6255 999
- V resort
Địa chỉ: Kim Duc, Vinh Tien, Mai Châu, Hòa Bình
Điện Thoại: 0218 3871 523
- Khách sạn công đoàn Kim Bôi
Địa chỉ: Kim Bôi, Hòa Bình
Điện Thoại: 0218 3871 128
- Khách sạn Tháp Vàng
Địa chỉ: Cù Chính Lan, Hòa Bình
Điện Thoại: 091 418 85 68
- Mai Chau Valley View Hotel
Địa chỉ: Mai Chau Town, QL15, tt. Mai Châu, Mai Châu, Hòa Bình
Điện Thoại: 097 205 86 96
- Mai Chau Lodge
Địa chỉ: tt. Mai Châu, Hòa Bình
Điện Thoại: 0218 3868 959
- Sol Bungalows
Địa chỉ: Chiềng Châu, Mai Châu, Hòa Bình
Điện Thoại: 098 291 29 99
- Mai Chau Ecolodge
Địa chỉ: Bản Nà Thia, Xã Nà Phòn, tt. Mai Châu, Hòa Bình
Điện thoại: 04 3221 6726
ĐIỂM ĐẾN KHÔNG THỂ BỎ QUA KHI DU LỊCH HÒA BÌNH
1. Động Đá Bạc
Từ Hoà Bình đến động Đá Bạc chừng 50km. xóm Đá Bạc xã Liên Sơn, Lương Sơn, Hòa Bình. Động này nằm trong lòng ngọn núi Pai Dáy còn được gọi với một tên khác là động Tiên. Cửa động nằm ở hướng Đông Nam, cao 2m, dài 65m và rộng khoảng 1m. Bên trong động có vòm cao nhất đến 15m, xen kẽ là những chùm thạch nhũ trắng bạc óng ánh huyền ảo. Khi men theo con đường lát gạch bên trong động, du khách sẽ đến động Cô Tiên. So với nền động chính, động Cô Tiên cao hơn 2m. Tại đây có những vòm trần với dải nhũ thạch uốn lượn mềm mại tựa như những tấm màn nhung lơ lửng trông đến kỳ ảo. Điều đặc biệt hơn, những giọt nước nhỏ xuống từ nhũ thạch qua hàng nghìn năm đã tạo thành hai bể nước với vành đá uốn lượn trông như những ruộng bậc thang thu nhỏ thật thích mắt.
2. Suối Ngọc - Vua Bà
Suối Ngọc - Vua Bà là một quần thể du lịch sinh thái rộng 300ha thuộc xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn. Nơi đây có rất nhiều cây ăn trái cùng các loại cây mỡ, cây keo, cây thông. Chỉ cần đến đây hít thở bầu khí trong lành dưới những tán lá rừng và bơi lội trong những lòng hồ tự nhiên với làn nước mát lạnh cũng đủ giúp du khách xua tan mọi mệt nhọc.
3. Khu du lịch thác Thăng Thiên
Thác Thăng Thiên nằm giữa một cánh rừng nguyên sinh ngút ngàn. Len lỏi giữa những tán lá rừng là dòng suối Anh róc rách tuôn chảy. Đến đây, du khách không chỉ được hoà mình vào thiên nhiên hoang sơ, trong lành mà còn được tắm mình trong làn nước mát rượi với bể bơi giữa rừng để thoả sức vui đùa cùng du khách bè và gia đình.
4. Nhà máy Thủy điện Hòa Bình
Trên dòng sông Đà chảy xiết, ngay tại hồ Hoà Bình, công trình Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình đã được khởi công dưới sự giúp đỡ của Liên Xô và khánh thành ngày 20 tháng 12 năm 1994. Công suất sản sinh điện năng theo thiết kế là 1.920 megawatt, gồm 8 tổ máy, mỗi tổ máy có công suất 240.000 kilowatt. Sản lượng điện hàng năm là 8,16 tỷ kilowatt giờ (KWh). Đây là công trình Thuỷ điện lớn nhất tại Việt Nam và Đông Nam Á trước khi công trình Thuỷ điện Sơn La được khánh thành. Hiện nay, tại Nhà truyền thống Thuỷ điện Hoà Bình vẫn còn lưu giữ khối bê tông là kho lưu trữ những “bức thư của những người xây dựng Thuỷ điện Hoà Bình gửi thế hệ mai sau, được mở vào ngày 1-1-2100”.
5. Bảo tàng không gian văn hóa Mường
Nằm trên một vạt đồi thuộc thung lũng đá vôi trên đường Tây Tiến, Tp. Hòa Bình, nơi vốn là địa bàn cư trú của người Mường cổ, Bảo tàng không gian văn hoá Mường là nơi tái hiện lại toàn bộ không gian sống và phong tục tập quán của người Mường. Đây là tâm huyết và công sức của một hoạ sĩ trẻ, người đã dùng vốn cá nhân để xây dựng nên bảo tàng này. Hiện, bảo tàng có hai khu vực chính là khu tái hiện và khu trưng bày với hệ thống khá bài bản và đầy đủ về văn hoá và cuộc sống của người Mường. Đây là kho tài liệu rất quý giá cho việc nghiên cứu và học tập.
6. Động Tiên Phi
Trên đỉnh đồi Thúc thuộc xóm Gai, Tp. Hoà Bình có Động Tiên Phi. Sở dĩ có cái tên như vậy là do khi vừa bước vào động ngước nhìn lên vách có bóng dáng của một nàng tiên đang bay được tạo thành bởi một dải nhũ thạch đẹp. Trên đường đến cửa động là hàng cây ăn trái, cây bạch đàn và tre ngà phủ bóng mát rượi. Phía trái cửa động còn có đền trình.
Động Tiên Phi gồm hai ngăn với những thạch đá nhũ ngộ nghĩnh được làm cho trở nên sống động lạ thường bởi những khe sáng từ lối thông lên đến đỉnh nơi cửa ra vào. Khi vào sâu bên trong, du khách sẽ bắt đầu khám phá những điều vô cùng kỳ thú từ các khối đá và thạch nhũ kỳ vỹ nơi đây. Cuối động còn có giếng tiên hình bán nguyệt với nguồn nước mát trong vắt khiến du khách ra mê mẩn.
7. Thung Nai
Thung Nai là một điểm du lịch nằm trong lòng hồ Hoà Bình. Những năm gần đây, nhiều du khách tìm đến Thung Nai hơn chỉ để tận hưởng không gian yên tĩnh và khí hậu trong lành nơi đây.
8. Bản du lịch Giang Mỗ (xã Bình Thanh)
Theo trục đường Tây Tiến, đi từ thành phố Hoà Bình thêm 10km, du khách sẽ đến được bản Giang Mỗ với hình ảnh của hơn 100 ngôi nhà sàn xinh xắn bên lung thũng dưới chân núi Mỗ thuộc huyện Cao Phong. Nơi đây hầu như vẫn giữ lại nguyên vẹn lối sinh hoạt và văn hoá của người Mường xưa với đặc trưng kiểu nhà sàn hình con rùa (nhà rùa) và những điệu nhạc Mường cổ.
Từ bản Giang Mỗ, du khách còn dễ dàng đến tham quan các điểm du lịch khác như: tượng đài anh hùng diệt xe tăng Cù Chính Lan, suối nước nóng, hồ Hòa Bình, đền và động Thác Bờ, Cối Xay Gió, khu nghỉ Đảo Dừa.
9. Khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh
Trải dài trên địa phận của 4 xã Tân Pheo, Trung Thành, Đoàn Kết và Đồng Chum, đến nay Phu Canh vẫn giữa được nét hoang sơ hiếm có với rừng sâu u thâm, cùng cốc và huyền hoặc. Nơi đây có thảm thực vật vô cùng phong phú cùng nhiều chủng loại động vật quý hiếm.
10. Đền Bà chúa Thác Bờ
Đường vào bên trong động Thác Bờ
Đền Bà chúa Thác Bờ thuộc xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình.
Theo truyền thuyết, Thác Bờ được canh giữ bởi bà chúa Đinh Thị Vân (người Mường) và một bà người dân tộc Dao ở Vầy Nưa. Cả hai bà đã có công lo liệu quân lương, thuyền mảng giúp vua Lê Lợi vượt thác Bờ, tiến đến Mường Lễ, Sơn La để dẹp loạn đảng Đèo Cát Hãn. Sau khi hai bà mất, người dân nhiều lần được bà hiển linh giúp đỡ nên dân bản đã lập đền này để thờ họ.
11. Khu du lịch suối khoáng Kim Bôi
Suối khoáng Kim Bôi khi vừa lộ thiên có nhiệt độ 34 -> 36 độ C, nước trong vắt, không mùi, vô khuẩn với thành phần chính là Bicacbonat Sunphat Canxi – Magie, thuộc loại nước khoáng giải khát giúp phục hồi cơ thể và chữa các bệnh như huyết áp, đường ruột, khớp, dạ dày.... Nước suối nơi đây cũng đã được đóng chai để bán đi khắp nơi. Chính bởi những lợi ích tuyệt vời cho sức khoẻ này, Kim Bôi đã trở thành một điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi đến Hoà Bình.
12. Cửu thác Tú Sơn
Đây chính là nơi được mệnh danh “đệ nhất danh thắng” xứ Mường với khí hậu mát mẻ quanh năm và cảnh trời mây non nước hữu tình. Cửu thác Tú Sơn bao gồm các thác nước như:
- Thác hồ Âu Cơ nơi còn lưu dấu tích một “quả trứng Âu Cơ” khổng lồ và huyền bí.
- Thác Tiên Tắm với suối nước trong như vắt và núi non hùng vĩ.
- Thác Quan Lang thơ mộng như dệt thêm câu chuyện tình lãng mạn của đôi trai gái.
- Thác hồ Út Lót gắn liền với chuyện tình của nàng Út Lót giỏi giang, xinh đẹp và chàng Hồ Liêu.
- Thác Bạc với chiều cao hơn 20m tung dải bọt trắng xoá giữa tiếng ì ầm không dứt thực sự khiến du khách phải choáng ngợp.
- Thác Thiên Ngọc Thạch với ngọc thạch khổng lồ từ trên đỉnh tháp như đang treo lơ lửng giữa trời. Dưới chân thác còn có động Thuỷ Cung tráng lệ rợp trong muôn ngàn sắc hoa, lá.
- Thác hồ Trượng Phu với chiều cao 100m tựa như suối tóc của nàng tiên từ trời buông xuống hồ Tiên Sa. Phía trên hồ này còn có cả giếng Ngọc trong mát quanh năm.
Ngoài ra, nơi đây còn có Động Long Cung huyền ảo và vườn Thượng Uyển xanh mát.
13. Mộ cổ Đống Thếch
Người Mường cổ dùng từ “đống ” để chỉ những nơi chôn cất người chết. Khu mộ Đống Thếch nằm ở phía Tây Bắc thung lũng Mường Động, xã Vĩnh Đồng với hàng trăm hòn mồ cao thấp như đi giữa thời gian. Khu đất mộ hình dáng tựa miệng rồng, một địa thế đất phong thuỷ tốt theo người xưa. Trong khu mộ huyền bí này còn có cả ngôi mộ của tướng quân Chiêu Đống, người có công giúp vua Lê Trung Hương đánh đuổi giặc và củng cố triều chính.
14. Lũng Vân
Ở Lũng Vân có rất nhiều những ngọn núi trùng điệp quanh năm mây phủ nên được coi là “nóc nhà xứ Mường Bi”. Cũng chính vì nơi đây mây phủ quanh năm nên người dân còn gọi là Thung Mây. Đây cũng chính là cái nôi văn hoá lớn của người Mường khi mang theo rất nhiều những huyền thoại. Tuy nhiên, do địa thế hiểm trở và nằm sâu khỏi khu vực trung tâm nên ít người biết đến Lũng Vân trừ những ai ưa đi phượt để săn mây.
15. Động Thác Bờ
Bên trong dãy núi Chủa sững sững có động Thác Bờ sâu hơn 100m. Theo thuyền ngược dòng sông Đà khoảng 17km, du khách sẽ đến được chân núi Chủa. Nếu vào đến mùa nước cạn, du khách phải lội bộ gần 100 bậc thang để đến cửa động. Nhưng vào mùa nước lớn, du khách có thể đi qua cầu phao được kết từ thân cây bương để lên đến cửa động. Bên trong động gập ghềnh, nơi rộng, nơi hẹp, tuy không nhiều nhũ thạch như lại rất độc đáo.
Người đến tham quan động đông nhất là vào mùa xuân, sau khi trẩy hội bên sông Đà và viếng đền Bà chúa Thác Bờ. Động Thác Bờ thuộc xóm Bưng, xã Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình.
16. Động Hoa Tiên
Cách động Tiên khoảng 1km về phía Đông có hồ tiên tắm theo cách gọi của người dân khi thấy vẻ đẹp trong xanh của hồ. Từ sự kết hợp của hồ này và tên của huyện nên cái tên Hoa Tiên ra đời từ đó.
Động Hoa Tiên thuộc xóm Ngòi, xã Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình.
17. Chùa Tiên
Chùa Tiên hay còn gọi là Mẫu Đầm Đa là một quần thể du lịch toạ lạc dưới chân núi Tung Sê với các hang động đẹp và kiến trúc chùa độc đáo bên dãy núi Hương Sơn Chùa Hương. Đây cũng chính là một di chỉ khảo cổ học cấp quốc gia. Chùa thuộc xã Phú Lão, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình.
Hàng năm, chủa tổ chức lễ hội vào các ngày 4, 6 tháng Giêng và kéo dài cho đến hết tháng Tư âm lịch. Đến với những ngày lễ hội nơi đây, du khách sẽ được đắm mình trong không gian văn hoá như đi truyền thuyết ra vậy. Ngoài những giá trị phi vật thể thuộc về văn hoá, Chùa Tiên còn mang trong mình những giá trị kiến trúc nghệ thuật vô cùng đặc sắc.
18. Nhà máy in tiền Chi Nê
Những đồng tiền có in hình Bác Hồ đầu tiên của Việt Nam đã được in tại Nhà máy in tiền Chi Nê có từ giai đoạn 1946-1947. Vì thế, nơi đây đã mang một sứ mệnh lịch sử rất lớn lao. Nhà máy thuộc xã Cố Nghĩa – Lạc Thủy – Hòa Bình.
19. Mai Châu
Ở Mai Châu có 2 bản làng ghi lại nhiều dấu ấn cho du khách nhất đó là bản Lác và bản Poom Coọng, không phải là những nơi sầm uất, tấp nập, không cao lương mĩ vị, tất cả đều rất dân dã, gần gũi thiên nhiên. Những điều tưởng chừng như bình dị ấy lại chính là nét thu hút của nơi đây, du khách đến sẽ cảm nhận được sự hiếu khách, thân thiện của những người nông dân chân chất, hiền hòa. Những ngôi nhà bên bờ hồ, những hàng cây xanh mướt trải đều khắp bản, làng, cảm giác như tất cả cảnh vật cho tới con người nơi miền núi này đều hòa vào thiên nhiên núi rừng hùng vĩ vậy. Ngoài ra với những du khách ưa thích khám phá, Mai Châu còn có 2 hang động đẹp mê hồn là hang Mỏ Luông và Hang Chiều, với những dải thạch nhũ trải dài khắp hang, ánh sáng từ ngoài cửa hang chiếu vào tạo ra khung cảnh vô cùng sinh động.
- Mai Châu ecolodge
Cách Hà Nội khoảng 135km, ôm trọn quả đồi Pòm Pu ngay giữa thung lũng Mai Châu. Nơi đây cách xa thị trấn ồn ào, nằm ẩn mình trong không gian yên tĩnh của núi rừng xen lẫn làn sương mù lững lờ lúc tỏ lúc mờ và xung quanh là những cánh đồng lúa hay ruộng ngô xanh mơn mởn sẽ cho du khách cảm giác về với thiên nhiên bao la, kỳ vĩ.
Lối kiến trúc của Mai Châu Ecolodge tựa như một ngôi làng cổ người Thái, có 43 phòng được xây dựng mô phỏng theo kiến trúc nhà người Thái: trần “Loi”, mái cọ, chi tiết trang trí dân dã, mộc mạc nhưng không kém phần tinh tế. Tại đây, du khách có thể chiêm ngưỡng bức tranh thung lũng Mai Châu yên ả, thấp thoáng bóng đồng bào dân tộc thiểu số trong trang phục truyền thống khom lưng trồng lúa, trồng ngô hay nhìn những đám mây chầm chậm trôi như đang trò chuyện, quấn quýt những dãy núi không muốn rời.
ẨM THỰC KHI DU LỊCH HÒA BÌNH
1. Cơm lam
Cũng giống như những tỉnh miền núi Tây Bắc, cơm lam, một món cơm được nướng trong những ống tre rỗng đã trở thành một đặc sản không thể thiếu của người Hòa Bình. Món ăn này xuất phát từ nhu cầu ăn uống trên nương rẫy của người dân và đã trở thành một đặc sản riêng có nhất là khi Hoà Bình sở hữu những hạt nếp nương thơm dẻo hiếm có.
2. Lợn cỏ thui luộc
Lợn sau khi được nuôi bằng suối trong và thả rông sẽ được đem về thui trên ngọn lửa đỏ và cạo lông. Lửa cháy đến đâu, người ra sẽ cạo lông đến đó. Sau đó, lợn được đem đi rửa thật sạch và lấy đi nội tạng. Điều đặc biệt giúp thịt lợn không bị hỏng mà lại ngọt dai đó là không đem thịt đi rửa lại nước mà chỉ buộc lạt treo lên đến khi ráo. Đến khi ăn, chỉ việc đem thịt đi luộc vừa chín và dọn cùng vài mớ rau xanh, chuối rừng, ít muối rang trộn hạt dổi. Thịt được chế biến theo cách này rất ngọt thịt, thơm bùi và giúp mỡ giòn tan trong miệng.
3. Cá suối nướng sông Đà
Cá từ sông Đà sau khi vừa bắt cho vào xiên tre và nướng. Để cá được thơm ngon, người ra rắc thêm lên mình cá ít muối bọc lá chuối. Vị ngon của món ăn dân dã này luôn khiến các du khách mê mẩn.
4. Măng đắng nướng
Măng đắng lấy từ loại măng sặt vừa mới nhú, đem về nướng đến khi măng cháy xém bên ngoài và quắt lại thì bóc bẹ từng lớp chấm vào vào nước “chẩm chéo” (muối, ớt, lá gừng, mắc khén, lá tỏi và củ tỏi giã nhỏ). Tất cả vị đắng ngọt của măng, vị đậm đà của muối, cay nồng của ớt, cay ấm của lá gừng, cay tê của mắc khén, cay rát của tỏi cùng hương vị đặc trưng của cây măng nướng sẽ khiến du khách khó lòng quên được hương vị đặc trưng của món ăn này.
5. Măng chua nấu thịt gà
Muốn có gà ngon cho món măng chua nấu, người ta chỉ chọn gà Lạc Sơn vừa trưởng thành, một loại gà sống ở núi và uống nước sông Bưởi, có thịt thơm, dai và đậm đến lạ lùng.
Để làm món ăn này, người ta đem làm sạch lòng gà, chặt nhỏ và ướp gia vị. Sau nửa tiếng, họ đem gà đi hầm với măng cho đến khi nhừ và cho thêm vào đó ít hạt dổi nướng đập dập. Đây là món ăn ngon mà du khách nên thử.
6. Chả cuốn lá bưởi
Đây là món duy nhất chỉ có ở Hoà Bình. Sau khi thái thịt sợi chỉ, người ta đem ướp thịt với ít nước mắm, hành trước khi cuốn vào từng lá bưởi và xỏ que nướng.
Chính miếng lá bưởi cháy giòn có mùi thơm đặc trưng quyện trong nước thịt mỡ chảy đều đã làm nên vị beo béo, cay cay khó tả và cảm giác tê tê nơi đầu lưỡi khiến người dùng cứ nhớ mãi về món thịt nướng rất lạ này.
7. Thịt lợn muối chua
Món thịt lợn muối chua là món ăn rất kỳ công. Tất cả những loại lá rừng phổ biến nhất với người dân như lá quế, trầu không, mít… đều được trở thành một phần không thể thiếu cho món ăn ngon này. Để làm ra món thịt này, người ta chỉ chọn thịt lợn choai, được thả rông, đem về thái miếng và ướp với các gia vị như riềng khô, muối, rượu nếp cái và men lá rừng. Kế đến, họ chuẩn bị ít gạo, đem rang và giã thành bột. Khi ủ thịt, người ta dùng một cái chum, lót lớp lá chuối phía dưới, rải thêm một lớp muối trộn gạo rang và xếp thịt lên trên cùng. Cứ lặp lại như thế cho đến các lớp thịt tiếp theo đến hết thì đem gác lên bếp củi đun. Sau khoảng 2 tuần, người ta có thể lấy thịt ra dùng.
8. Thịt trâu nấu lá lồm
Với người Mường, món ăn này rất quen thuộc. Họ đem trâu đi thui và cạo sạch, sau đó đem bung đến khi thịt mềm thì thái miếng và hầm kỹ trong nồi đất. Với lá lồm, họ giã nát và trộn với tấm gạo cho vào cùng với nồi hầm thịt. Cứ nấu như thế cho đến khi thịt mềm là có thể dùng.
9. Canh loóng
Chỉ đơn giản là nõn cây chuối rừng nấu cùng nước luộc thịt có rắc thêm vài hạt dổi giã nát và ít lá lốt rừng thái nhuyễn vậy mà món canh loóng này cũng đủ sức để mê hoặc lòng người.
10. Chả rau đáu
Lá rau đáu rất khó trồng mà chỉ mọc tự nhiên ở khe suối vào những ngày trời trở lạnh như Xuân hay Đông. Nó là một vị thuốc bổ nên được người Mường rất quý. Chỉ những vị khách quý đến chơi nhà mới được mời ăn món này vì phải mất cả ngày trời người ta mới nhặt được một ít rau về nhà dùng.
ahaytravel.com